Tổng hợp 5 nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm thẻ phổ biến nhất

Đăng bởi Nano NNA
7641 Lượt xem

Bệnh phân trắng (WFD) là một trong những vấn đề nghiêm trọng bậc nhất với người nuôi tôm. WFD đã gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể cho người nuôi tôm, vì FCR tăng cao, tốc độ tăng trưởng chậm và kích cỡ tôm không đạt khi thu hoạch.

Các dấu hiệu bệnh phân trắng (WFD) ở tôm

bệnh phân trắng ở tôm thẻ

Hình 1: Biểu hiện phân trắng trên ao nuôi tôm

  • Các dấu hiệu chung của WFS trong các ao nuôi tôm ( Hình 1 )
  • Các chuỗi phân nổi màu trắng đến hơi vàng ( Hình 2.a )
  • Các chuỗi phân trắng được tìm thấy trong sàng cho ăn ( Hình 2.b ).
  • Kiểm tra tôm từ các ao có dấu hiệu của WFS cho thấy phần tiếp giáp giữa ruột được giải phẩu bị phình ra và chứa đầy các chất màu trắng đến vàng vàng ( Hình 2.c, d ).
  • Khi phần trong của ruột hoặc dây phân được kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử, chúng bao gồm các khối của các thể vermiform có bề ngoài giống như quả cầu gai ( Hình 2.e ).
các dấu hiệu bệnh phân trắng ở tôm

Hình 2: Các dấu hiệu phân trắng ở tôm thẻ

Các triệu chứng của bệnh phân trắng (WFD) ở tôm

WFD trở nên rõ ràng khi hệ thống tiêu hóa của tôm xảy ra vấn đề và phân chuyển từ bình thường (màu nâu) sang màu trắng nhạt. Phân trắng có hiện tượng nổi hơn phân bình thường và nổi trên mặt nước. Gan tụy của tôm trở nên trắng và mềm. Người nuôi quan sát thấy ngay khi có hiện tượng phân trắng, tôm giảm ăn.

Các dấu hiệu bệnh ban đầu xuất hiện ở cả khay thức ăn và trên mặt nước, nơi quan sát thấy nhiều chuỗi phân trôi nổi màu trắng đến một số phân màu vàng . Tôm bị bệnh có màu sậm hơn, sau một thời gian cơ thể mất độ săn chắc, mềm nhũn, cuối cùng sẽ chết. Bệnh phân trắng thường xảy ra từ 30 – 60 sau khi thả giống và biểu hiện là giảm lượng thức ăn ăn vào và hấp thụ thức ăn trong ruột tôm.

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng

Ký sinh trùng

ký sinh trùng trong ruột tôm

Ký sinh trùng Gregarine trong ruột tôm

Đi kèm với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở tôm nuôi là sự gia tăng tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng, các loài giun giống như gregarine trong gan tụy (HP). Với số lượng lớn các cá thể này dẫn đến các chuỗi phân trắng và một hiện tượng gọi là hội chứng phân trắng (WFS). Các loài giun có nguồn gốc từ sự bong tróc các tế bào biểu mô của ống gan tụy tôm.

Sự hiện diện của số lượng càng nhiều gregarine thì khả năng bị tổn thương và nhiễm trùng ở tôm nuôi càng cao. Số lượng Gregarine phát triển về số lượng và nhận được chất dinh dưỡng từ vật chủ để lại tổn thương cho các bệnh nhiễm trùng xâm nhập. Các gregarine cũng cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng của các nhung mao và dẫn đến sự tăng trưởng kém của tôm nuôi.

Các ao bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi WFD cho thấy tỷ lệ sống của tôm giảm 20-30% so với các ao bình thường. Cũng có sự giảm tiêu thụ thức ăn, tốc độ tăng trưởng và giảm tăng trọng trung bình hàng ngày.

Nguồn thức ăn

Chọn lọc nguồn thức ăn cho tôm

Chọn lọc nguồn thức ăn cho tôm

Bệnh phân trắng có thể liên quan đến chất lượng và lượng thức ăn cho ăn. Cho ăn quá mức là một vấn đề phổ biến khi người nuôi xác định lượng thức ăn còn lại trong khay cho ăn. Thay vào đó, người nuôi nên đặt lượng thức ăn tối đa để làm cơ sở cho số lượng tôm và nên biết có bao nhiêu tôm còn lại trong ao và theo dõi tỷ lệ sống của chúng. Nếu tỷ lệ sống được cho là cao hơn trong khi thực tế thấp hơn, người nuôi có thể mắc sai lầm khi cho ăn quá nhiều.

Tham khảo bài viết “Cách tính lượng thức ăn cho tôm”>>>

Thức ăn tôm chất lượng thấp dẫn đến khả năng tiêu hóa thấp và hấp thụ chất dinh dưỡng thấp, để lại một lượng lớn thức ăn không được tiêu hóa trong phân, đẩy mạnh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.

Thức ăn tôm bị làm giả, qua quá trình tiếp xúc thực tế chúng tôi nhận được thông tin đã có không ít người nuôi mua phải thức ăn giả, kém chất lượng. Do đó khi mua thức ăn cho tôm cần biết rõ nguồn gốc, bao bì nhãn mác sản phẩm rõ ràng.

Do tảo độc

tảo độc ao nuôi tôm

Tảo độc ao nuôi tôm

Tôm ăn tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt biểu mô ruột, không hấp thụ được thức ăn ( có thể sử dụng Nano Bạc để tạt cắt tảo, liều lượng tùy thuộc và mật độ tảo, loại tảo…)

Lưu ý: khi sử dụng Nano Bạc để tạt phải dùng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối tắt nắng và khi tạt phải bật quạt chạy. Khi cắt tảo sẽ gây hiện tượng sụp tảo làm thiếu Oxy trong ao đột ngột, tránh đánh tảo vào buổi trưa hoặc nắng lên vì khi này nồng độ Oxy hòa tan trong nước thấp nhất.

Chất lượng nước

kiểm tra chất lượng nước

Kiểm tra các chỉ số nước ao nuôi

Các thông số chất lượng nước phải được theo dõi trong suốt thời gian nuôi và kiểm tra thường xuyên. Tỷ lệ tử vong cao nhất được thấy ở mức oxy hòa tan (DO) cực thấp (<3,0 mg / L) và độ kiềm thấp (<80 ppm). Khi DO thấp, chu trình nitrat hóa bị giảm gây ra sự tích tụ ammoniac (NH3), khiến tôm bắt đầu gặp phải tình trạng stress. Nếu nồng độ oxy hòa tan và độ kiềm không đạt tiêu chuẩn, tôm lột xác sẽ yếu đi và dễ bùng phát dịch bệnh.

Do vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây ra

vi khuẩn vibrio trong đĩa thạch

Hình ảnh vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong đĩa thạch

Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml

Loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus rất phổ biến trong môi trường nuôi tôm nước lợ/mặn. Do đó tôm bệnh hoặc không bệnh đều có thể nhiễm phải vi khuẩn này. Tuy nhiên mỗi loài Vibrio mang độc lực khác nhau, một số có độc lực mạnh gây bệnh EMS ở tôm, một số thì không gây bệnh. Tôm có hiện tượng phát sáng khi nhiễm Vibrio parahaemolyticus.

Những vi khuẩn này thường là vi khuẩn cơ hội (nhiễm chéo), khi tôm nuôi sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, ký sinh trùng. Hệ miễn dịch của tôm yếu đi không có sức đề kháng, các loài vi khuẩn Vibrio spp cơ hội gây bệnh nặng làm tôm bị các bệnh như phân trắng, gây chết,…

Kết luận bệnh phân trắng WFD ở tôm

kết luận bệnh phân trắng trên tôm thẻ

  • Nếu bị phân trắng ngưng cho ăn 1 – 2 ngày, kiểm tra lại nguồn thức ăn và các chỉ tiêu nước (khí độc, DO, kiềm khoáng, pH, mật độ tảo, màu nước,…) => Các yếu tô này gây biến đổi sinh lý đường ruột tôm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn cơ hội “Arcobacter, Alteromonas, Marinomonas, PhotobacteriumPseudoalteromonas” phát triển, gây nên bệnh phân trắng.
  • Kiểm tra lại nguồn thức ăn cho ăn (thức ăn có bị hỏng mốc hoặc hàng giả kém chất lượng không)
  • Thay 30 – 50% lượng nước trong ao, tăng cường quạt nước.
  • Sau đó tiến hành cho ăn lại với khoảng 50% lượng thức ăn hiện tại, nếu tiến triển tốt sẽ tăng dần lượng thức ăn lên. Thức ăn được trộn nano bạc FIN+ để kích thích tiêu hóa và diệt khuẩn gây bệnh trong đường ruột tôm và ngoài môi trường. Ngoài ra khi tôm ăn nano bạc FIN+, phân thải ra theo từng đoạn dài & gom lại. Sau 24h, trộn xen kẽ các nhóm vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, 12h tiếp theo trộn thêm tỏi 10g/kg thức ăn.
  • Lặp lại từ 2 – 3 lần biện pháp trên, trong phần lớn trường hợp bệnh sẽ giảm hoàn toàn.
  • Nếu trường hợp tôm bệnh khá nặng, đã xử lý nhưng lượng thức ăn không tăng lên, dấu hiệu bệnh vẫn còn thì nên thu hoạch để giảm thiểu thiệt hại.
  • Một sai lầm mà người nuôi thường gặp phải là khi gặp bệnh phân trắng lại sử dụng thêm kháng sinh để trị. Tuy nhiên khi sử dụng kháng sinh làm rụng đi các lông mao trong ruột tôm, làm giảm khả năng hấp thụ => tôm chậm lớn. Khi quan sát sử dụng kháng sinh thì phân đứt đoạn và nhão, phân nhão cũng là một yếu tố gây ô nhiễm nước ao nuôi.

NANO NNA VIỆT NAM

 

 

0 Bình luận

Bài viết liên quan

Để lại bình luận