Những năm gần đây nghề nuôi lươn trở nên phổ biến vì chúng mang lại lợi ích kinh tế khá cao và ổn định. Tuy nhiên khi các mô hình nuôi công nghiệp hóa thì bệnh trên lươn cũng trở thành một vấn đề nan giải với người chăn nuôi vì chúng sống trong môi trường dễ sinh bệnh.
Nội dung bài viết
Đặc điểm về loài lươn đồng
Lươn đồng là loài động vật thủy sinh mang lại giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành đa dạng các món ăn.
Lươn có hình trụ, được bao phủ bởi một lớp da nhầy bên ngoài, khi trưởng thành có con dài tới 0,8m trong điều kiện chăn nuôi đảm bảo và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Lươn đồng thường chọn cho mình một nơi yên tĩnh để ẩn nấp như khe đá, lùm cây, dưới bùn,… trong các đồng ruộng hoặc ao hồ.
Cách chăm sóc lươn đồng
Vì đem lại giá trị kinh tế ổn định nên những năm gần đây thị trường chăn nuôi lươn trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên vì thường được nuôi trong môi trường khá ẩm ướt cũng như khâu vận chuyển giống từ trại lươn giống về nhà có thể gây ra một số bệnh trên lươn.
Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc lươn đồng để hạn chế bệnh trên lươn các bạn nhé.
1. Chọn giống
Chọn giống là khâu quan trọng giúp hạn chế tình trạng bệnh trên lươn trong quá trình nuôi lươn để bán hay nuôi lươn làm giống, chúng ta cần để ý kỹ càng tránh chọn những con lươn mang bệnh sẵn trong người sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc.
Nên chọn những con lươn có kích thước đồng đều, da sáng màu, không có mùi hôi và để ý kỹ để tránh chọn những con bị dị tật hay trầy xước.
2. Môi trường nuôi lươn
Lươn là một loài quen sống ẩn nấp, vì vậy trong bể nuôi lươn các bạn nên bố trí đất, bùn, hoặc các loại giá thể cho lươn có chỗ cư trú an toàn, giúp lươn phát triển tốt hơn.
Thiết kế hệ thống ống thoát nước, chống tràn nước cẩn thận nhằm hạn chế việc lươn trườn ra ngoài.
Nước là nguyên nhân gây bệnh trên lươn phổ biến, người chăn nuôi lươn cần đặc biệt lưu ý, nguồn nước nuôi lươn phải được đảm bảo không bị ô nhiễm, không chứa các chất độc hại, chất thải công nghiệp .
Thông thường bể nuôi lươn dạng chữ nhật sẽ rất thuận tiện cho việc nuôi lươn, bể nên có diện tích từ 35m2 – 45m2 , với chiều cao nên trong khoảng 80cm-100cm tránh cho việc lươn bò ra ngoài.
Cách phòng và trị một số bệnh trên lươn đồng
1. Nguyên nhân gây bệnh
Lươn là một loài không khó nuôi tuy nhiên nếu cách chăm sóc không đúng hoặc tác động từ môi trường sẽ gây cho lươn những loại bệnh khác nhau.
Hãy cùng tìm hiểu sơ qua về những nguyên nhân gây bệnh trên lươn thường gặp để có cho mình cách phòng tránh tốt nhé
- Sốc môi trường
Khi mua lươn giống người ta thường mua với số lượng khá lớn, quá trình vận chuyển và thuần dưỡng chất nhầy trên da hòa vào nước khiến lượng oxy giảm sẽ khiến lươn bị xáo động, quấn vào nhau gây ra hiện tượng đầu lươn sưng và chết hàng loạt.
- Do nấm thủy mi
Nấm thủy mi là một loài sống ký sinh trên mình lươn, chúng có hình bông và là nguyên nhân gây ra bệnh lở loét ở lươn.
- Ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn tấn công
Thời điểm thả giống và chuẩn bị thu hoạch là lúc lươn dễ bị nhiễm nấm và ký sinh trùng nhất, chúng khiến lươn xuất hiện những đốm tròn trên thân, nặng hơn nữa lươn sẽ bị rụng đuôi, không thể di chuyển dễ dàng.
- Đỉa ký sinh
Đỉa thường xuất hiện và bám vào phần đầu lươn, đỉa sẽ hút máu và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn thâm nhập vào lươn, lâu dần lươn sẽ yếu, chậm chạp và không sinh trưởng một cách bình thường nữa.
2. Một số bệnh trên lươn và cách trị bệnh cho lươn đồng
Nguyên nhân gây bệnh bên lươn cũng chính là những bệnh thường gặp ở loài này.
Mỗi loại bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau vì vậy hãy tìm hiểu cách trị từng bệnh trên lươn tại đây.
Bệnh do sốc môi trường
Để tránh việc lươn bị sốc môi trường người nuôi cần lưu ý giảm mật độ lươn khi mua về, tăng khoảng cách giữa các cá thể và để mực nước tối đa 0,2m. Nước nuôi lươn tốt nhất nên được chứa ở 1 ao dự phòng và kiểm tra các chỉ tiêu phù hợp trước khi bơm vào bể nuôi.
Các yếu tố môi trường nước cần lưu ý trong nuôi lươn đồng:
- Nhiệt độ: 25 – 27oC
- Độ pH: 7 – 8,5
- Mật độ khuẩn: xử lý khuẩn bằng nano bạc loại 1000ppm ( chi phí ~ 250đ/m3 nước) mỗi ngày/ lần.
- Thay nước: 1 – 2 lần/ ngày
Bệnh do nấm, ký sinh trùng
Để phòng bệnh do nấm, ký sinh trùng, trước khi thả lươn vào bể chăn nuôi bạn nên vệ sinh bể bằng vôi với liều lượng từ 100 tới 150g vôi trên diện tích 1m2.
Ký sinh trùng, vi khuẩn gây lở loét ở lươn vì vậy trước khi thả lươn vào bể người nuôi nên diệt khuẩn nước và tắm lươn bằng nano bạc. Chi tiết xem tại đây!
Bệnh xuất huyết gây ra bởi vi khuẩn Hydrophila
Lươn bệnh hoạt động chậm chạp, kém linh hoạt, trên thân có những vết loét và đốm xuất huyết. Những con lươn bệnh nặng, vết loét lõm sâu tới xương, đốm xuất huyết lan rộng khắp cơ thể.
- Giai đoạn phòng bệnh: sử dụng 0.5ml (0.5cc) nano bạc FIN+ 1000ppm/m3 nước, pha với nước tạt xuống bể nuôi mỗi ngày/lần. Có thể kết hợp trộn với thức ăn 3ml/kg thức ăn/ 3 ngày/ lần.
- Giai đoạn lươn bệnh: sử dụng 1ml nano bạc FIN+ 1000ppm/m3 nước, pha với nước tạt xuống bể nuôi mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Trong trường hợp lươn còn ăn được, trộn nano bạc 6ml/kg thức ăn cho lươn ăn liên tục trong 3 – 5 ngày.
Bệnh nội ký sinh và ngoại ký sinh
Các loài ký sinh trong đường ruột là nguyên nhân gây cho lươn kém phát triển, hậu môn sưng, viêm ruột dẫn tới lươn chết dần.
Một số loại thuốc điều trị bệnh nội ký sinh cho lươn là Bayer, Anova,…
Bệnh ngoại ký sinh như đã nói ở trên, thường bị gây ra bởi loài đỉa, muốn loại bỏ đỉa ký sinh trên lươn chúng ta có thể vệ sinh bể bằng vôi định kỳ.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp cho quý vị hiểu được cách phòng cũng như phương pháp điều trị bệnh trên lươn hiệu quả nhằm mang lại thành phẩm tốt với chất lượng cao.
NANO NNA VIỆT NAM