Người nuôi tôm hay truyền nhau “nuôi tôm như nuôi nước” cũng chính vì môi trường ao nuôi là một yếu tố quan trọng quyết định thành bại trọng một vụ tôm. Để có thể cải tạo môi trường ao nuôi tốt cần nắm rõ những điều kiện về chất lượng nước trước và trong quá trình nuôi tôm. Mong muốn giúp bà con hiểu rõ hơn Nano NNA chia sẻ đến bà con kiến thức “độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng” để ứng dụng cải tạo, quản lý ao nuôi một cách hiệu quả.
Tôm thẻ chân trắng là loài có khả năng thích nghi ở nhiều điều kiện mặn khác nhau. Do đó chúng được nuôi ở cả 3 vùng nước: mặn, lợ và ngọt. Tuy nhiên, độ mặn chỉ là một trong những yếu tố môi trường cần phải kiểm soát. Điều kiện đủ của nguồn nước ban đầu cần được kiểm tra gồm độ mặn, độ pH, độ kiềm, độ trong và hàm lượng chất hữu cơ.
Nội dung bài viết
Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú
Ngưỡng độ mặn để nuôi tôm thẻ chân trắng tối ưu dao động ở mức 5 – 25 ‰, 15 – 25 ‰ với tôm sú.
Khi độ mặn tăng cao đồng thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây hại phát triển gây các bệnh như: đốm trắng do virus WSSV, đầu vàng do virus YHV, phát sáng do vi khuẩn Vibrio và EMS… đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm nuôi.
Khi độ mặn thấp hơn 5 ‰ thường có độ kiềm thấp (20 – 60 mg CaCO3/L), ảnh hưởng đến giá trị độ pH gây các vấn về khoáng của tôm nuôi. Trong trường hợp này cần xử lý bổ xung khoáng và nâng độ kiềm trong ao lên. Trong bài viết trước Nano NNA đã chia sẻ các tiêu chuẩn về độ kiềm và cách tăng sao cho phù hợp. Tham khảo bài>>> “Cách tăng độ kiềm ao nuôi tôm”
Cách để duy trì độ mặn ở mức ổn định
Diện tích ao lắng và ao dự phòng phải chiếm 15 – 20% tổng diện tích nuôi tôm để chủ động trữ nước, đảm bảo đủ lượng nước cấp.
Nước từ ao lắng phải được xử lý sau đó đưa về ao dự phòng -> Tiếp tục kiểm soát chỉ tiêu nước và xử lý diệt khuẩn trước khi bơm vào ao nuôi.
Nếu độ mặn quá cao -> Pha thêm nước ngọt vào ao để hạ độ mặn. Tuy nhiên lưu ý rằng không nên hạ quá 5 ‰.
Tham khảo: Quy trình xử lý nước từ giai đoạn đầu bằng công nghệ nano bạc
Cách kiểm tra độ mặn ao nuôi tôm
Dùng tỷ trọng kế: Chi phí rẻ
Tỷ trọng kế là một trong những dụng cụ đo độ mặn nhỏ gọn, với nhiều kích thước và thang đo khác nhau. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại tỷ trọng kế thích hợp nhất.
Các thức sử dụng đơn giản, bạn chỉ cần thả tỷ trọng kế xuống trực tiếp ao nuôi thủy sản hoặc múc nước cho vào ca rồi thả tỷ trọng kế vào. Kết quả độ mặn sẽ tương ứng với vạch chia có sẵn trên thân của tỷ trọng kế.
Dùng bút đo độ mặn: Chi phí vừa phải
Lấy nước cho vào một cốc nhỏ, sau đó nhúng đầu đo vào trong cốc. Nhấn nút đo và chờ kết quả.
Dùng máy đo độ mặn: Chi phí cao
Cách thức sử dụng cũng khá dễ, bạn chỉ cần nhúng đầu điện cực vào trong mẫu nước cần đo và nhấn nút bật máy để trên màn hình hiển thị nhiệt độ, độ mặn và tỷ trọng là được.
Một số tiêu chí đánh giá độ mặn của nước tham khảo (ppt = ‰)
- Nước ngọt: 0.01 – 0.5 ppt (các sông hồ, hồ chứa)
- Nước ngọt nhạt: 0.01 – 0.2 ppt
- Nước ngọt lợ: 0.2 – 0.5 ppt
- Nước lợ: 0.5 – 30 ppt (các hồ, biển nội địa, cửa sông)
- Nước lợ nhạt: 0.5 – 4 ppt
- Nước lợ vừa: 4 – 18 ppt
- Nước lợ mặn: 18 – 30 ppt
- Nước mặn: trên 30 ppt
- Nước biển: 30 – 40 ppt (Đại dương, biển, biển nội địa, vịnh, cửa sông)
- Nước quá mặn: 40 – 300 ppt (một số hồ, vịnh, vũng)
NANO NNA VIỆT NAM