Nội dung bài viết
Mô hình nuôi Ốc Bươu Đen sinh sản
Các loại hình phổ biến nuôi Ốc Bươu Đen chủ yếu là bể xi măng, bể bạt với diện tích 15 – 30m2 có đáy bùn khoảng 10 -12cm. Ngoài ra Ốc Bươu Đen còn được nuôi trong giai lưới hoặc trong ao đất. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và vị trí địa lý mà người nuôi chọn mô hình nuôi phù hợp. Để nuôi vỗ Ốc sinh sản thành công, bà con cần lưu ý những kiến thức về các điều kiện sống của Ốc. Xem “kỹ thuật nuôi Ốc Bươu Đen”.
Mô hình nuôi Ốc sinh sản sẽ khác so với nuôi Ốc thương phẩm về mực nước nuôi và độ kiềm:
- Mực nước nuôi vỗ: 0.5 – 0.7m
- Độ kiềm: Độ kiềm tối ưu đối với Ốc thương phẩm dao động trong khoảng 78 -80 mg CaCo3/L. Tuy nhiên với Ốc sinh sản thì nhu cầu về kiềm khoáng cao hơn nhiều, vì khi sinh sản chúng thường mất đi khoảng 20% lượng khoáng của cơ thể.
Độ kiềm thích hợp: 80 – 120 mg CaCO3/L.
Chuẩn bị ốc bố mẹ
Thông thường Ốc bố mẹ được bắt ngoài tự nhiên và chọn lọc kĩ lưỡng. Tuy nhiên, Ốc bắt ngoài tự nhiên sẽ khó kiểm soát được vòng đời sinh sản và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh chết. Do vậy, bà con nên chọn mua Ốc bố mẹ từ những nơi có uy tín, để có thể kiểm soát thời gian sinh sản của chúng. Ốc khi đến độ tuổi trưởng thành sẽ bắt đầu sinh sản, giai đoạn này vào tháng thứ 12 – 15 của vòng đời.
Thời vụ sinh sản của Ốc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 4 – 12 hàng năm. Thời gian sinh sản tốt nhất là vào tháng 5 – 8.
Khi chọn Ốc bố mẹ cần lưu ý:
- Chiều cao vỏ từ : 4cm>
- Hình thái vỏ: màu sáng, không vỡ, không đóng rêu, không mòn đít.
Mật độ nuôi vỗ Ốc bươu đen sinh sản:
- Mật độ thả nuôi từ 25 – 30 cặp Ốc bố mẹ/m2 ( khoảng 50 -60 con ). Tỉ lệ đực cái có thể chia đều hoặc 2 ốc cái: 1 ốc đực.
Thiết kế hệ thông nuôi vỗ trong ao/ bể bạt/ bể xi măng
1. Diện tích:
Ao nuôi vỗ thường có diện tích từ 100 – 500m2. Nếu ao nuôi có diện tích ~1000m2 có thể đặt giai để nuôi vỗ. Đối với đặt giai cần lưu ý:
- Vật liệu làm giai: lưới nhựa nylon 2mm.
- Kích thước giai: 30m2/ 500m2 ao nuôi hoặc 60m2/ 1000m2 ao nuôi
- Vệ sinh: ngâm trong nước ~ nửa tháng để loại bỏ mùi, hóa chất, dầu,… trong quá trình sản xuất.
- Độ sâu: 80- 120 cm
2. Xử lý lấy nước
- Nguồn nước nuôi Ốc Bươu Đen cần phải sạch, không nhiễm tạp chất, chất thải công nghiệp, sinh hoạt,….
- Nước khi lấy từ sông hồ, cần được qua lọc thô (túi lưới) để loại bỏ địch hại như cua, cá,…
- Nước được lấy thông qua túi lọc cần cho vào bể lắng để xử lý và cân chỉnh các điều kiện phù hợp. Các chỉ tiêu nước bao gồm (nhiệt độ, mật độ Oxy hòa tan, độ pH, chỉ số khí độc NO2, hàm lượng vi khuẩn, độ kiềm)=> Xem bài viết “10 yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi ốc bươu đen” để hiểu rõ từng bước xử lý nước ao nuôi.
- Sau 5 – 7 ngày nước được xử lý, bơm trực tiếp vào ao nuôi Ốc.
3. Gây màu nước
Trộn và nấu chín hỗn hợp nguyên liệu (cám gạo, bột cá, bột đậu nành), sau đó trộn với men rượu theo tỉ lệ (1 viên men:2 kg nguyên liệu). Ủ trong 24 – 48h, sau đó pha với nước tạt đều xuống ao nuôi.
4. Giá thể
Trước 20 ngày thả nuôi Ốc, cần cho các giá thể vào giai hoặc ao nuôi trước để chúng sinh sôi phát triển. Giá thể gồm các loại cây như: bèo, rau muống, sen, lục bình,….
5. Cách xây dựng chế độ ăn cho Ốc Bươu Đen hoàn chỉnh:
- Thức ăn xanh bao gồm các loại: lá rau muống, khoai lang, mít, bầu, xà lách, lá khổ qua,…)
- Thức ăn viên có thể sử dụng loại cho cá tra hoặc cá rô phi với hàm lượng đạm 18%.
- Khoáng Canxi: 5% tổng thức ăn.
Bảng chế độ ăn cho nuôi Ốc sinh sản
Thời gian cho ăn
Sau khi tính toán tổng lượng thức ăn trong ngày, tiến hành cho Ốc ăn vào 2 thời điểm:
- Vào lúc 7h sáng (cho ăn 30 – 40%)
- Vào lúc 17h chiều (cho ăn 60 – 70%)
Thức ăn viên được rải xung quanh rễ lục bình, thức ăn xanh được rải ở những nơi không có lục bình phân bố.
Thức ăn viên được trộn với khoáng, sau đó cho ăn trước 30 phút.
Sau 2 – 3 tháng nuôi vỗ, nếu Ốc đạt 28 – 35g và chiều cao vỏ ~60mm có thể tiến thành kích thích sinh sản.
Cách kích thích Ốc Bươu Đen sinh sản
1. Bể kích thích ốc sinh sản
Bể bạt có kích thước 30m2, độ sâu 2m, mực nưới 0.5 – 0.7m hoặc giai lưới 40m2, độ sâu 3m.
2. Giá thể
Cho giá thể vào bể kích thích sinh sản, độ phủ giá thể chiếm 30-40% bể mặt nước.
3. Phương pháp kích thích Ốc Bươu Đen sinh sản
- Chu kỳ: mỗi 15 ngày khi Ốc đạt điều kiện.
- Phun sương: phun sương từ trên xuống liên tục trong 12 -14h ( thời gian bắt đầu phun từ 17h chiều). Nếu sử dụng loại bơm mini để phun sương, có thể áp dụng công nghệ mới vào quản lý thời gian phun. Cụ thể:
- Lắp đặt hệ thống phun nước có bơm mini trợ lực.
- Kết nối nguồn điện máy bơm với một thiết bị có tên S-onoff ( Giá thị trường khoảng 300k)
- Cài đặt ứng dụng & thiết lập theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp( yêu cầu nhà có mạng wifi)
- Hẹn giờ cho bơm mini hoạt động trong 12 -14h thông qua ứng dụng điện thoại.
- Ngoài ra những ngày trời nắng có thể điều khiển bật tắt bơm mini thông qua điện thoại một cách đơn giản để bật phun sương từ xa, giúp giảm nhiệt độ ao nuôi.
- Thay nước 50%. Việc thay nước là vô cùng quan trọng đối với nuôi ốc sinh sản. Khi thay nước mới hầu như Ốc sẽ đẻ rất nhiều, bà con nên lưu ý mẹo nhỏ này.
Sau 3 -4 ngày kích thích liên tục ốc mẹ sẽ đẻ trứng.
4. Thu trứng Ốc
Theo tập tính sinh sản, Ốc Bươu thường đẻ trứng vào ban đêm. Sau 8-12h Ốc đẻ trứng, lúc này vỏ trứng đã cứng, tiến hành thu trứng ốc nhẹ nhàng.
Hi vọng những kiến thức trong bài viết sẽ hữu ích đối với bà con. Trong bài viết sau Nano NNA sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật ấp trứng ốc bươu đen cho tỉ lệ nở cao.
NANO NNA VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo: Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ