Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng được rất nhiều chuyên gia khuyên bà con áp dụng vì mang lại giá trị kinh tế cao. Dưới đây là hướng dẫn cách bà con nuôi lươn trong bể xi măng một cách hiệu quả. Hãy theo dõi toàn bộ bài viết để biết được cách thu lợi nhuận từ việc nuôi lươn.
Nội dung bài viết
Quy trình nuôi lươn trong bể xi măng
Với quy trình nuôi lươn trong bể xi măng, bà con cần tắm cho lươn bằng dung dịch nano bạc trước khi thả lươn vào bể để diệt khuẩn, ngừa bệnh cho chúng và lựa chọn ra những con khỏe mạnh. Một quy trình nuôi lươn trong bể xi măng đúng tiêu chuẩn cần được thực hiện theo các bước: chuẩn bị bể, chọn giống, chăm sóc và quản lý, phòng bệnh và thu hoạch.
- Chuẩn bị bể: xây dựng bể nuôi không bùn theo quy cách được giới thiệu đến bên dưới.
- Chọn con giống: chọn lươn khỏe mạnh, không bệnh và có màu sắc tươi sáng.
- Chăm sóc và quản lý: chăm sóc lươn theo một chu trình khép kín để đảm bảo hiệu quả bể nuôi.
- Phòng bệnh: thường xuyên quan sát con lươn để sớm phát hiện có dấu hiệu bất thường.
- Thu hoạch: trước khi lươn đạt kích cỡ thu hoạch, bà con ngừng cho lươn ăn một ngày. Khi đánh bắt dùng vợt xúc nhẹ nhàng, tránh làm xây xát bề mặt lươn.
Chọn giống lươn
Bà con có thể chọn 2 nguồn giống lươn là bắt từ tự nhiên hoặc mua con giống tại các cơ sở chuyên cung cấp lươn giống. Khi lựa chọn con giống, bà con nên lựa chọn các con có kích thước đều nhau, màu sắc tươi sáng, không bị trầy xước và không bị tổn thương hay dị tật. Tại miền bắc nên thả lươn nuôi từ tháng 3-4 và miền Nam là 9-10, đây 2 khoảng thời gian lươn sinh sản nên nguồn cung con giống sẽ nhiều.
Xây dựng bể nuôi lươn không bùn
Tùy thuộc vào diện tích không gian hiện có của mỗi hộ gia đình mà bà con có thể thiết kế các bể nuôi, số bể nuôi phù hợp. Mỗi bể để nuôi lươn trong bể xi măng cần được thiết kế với kích thước thông thường là 5-10 m2. Đáy bể xây dốc về phía cống thoát nước để tiện cho việc thay nước và vệ sinh bể sau này. Thành bể cao từ 0,8 -1m và dày 10-15cm.
Đáy bể nuôi lươn nên được đổ xi măng hoặc lát gạch men, giúp cho việc không làm lươn bị tổn thương khi ma sát. Với thiết kế bể nuôi như vậy, việc loại bỏ cặn bẩn trong bể khi vệ sinh cũng dễ dàng hơn. Khi xây nên bịt miệng cống bằng lưới kín để lươn không thoát ra ngoài theo miệng cống thoát.
Bể thả thêm giá bằng tre hoặc gỗ để lươn có nơi trú ẩn. Lươn là loài vật có lươn ưa sống tại những nơi râm mát, bà con cần dùng mái che đậy bể. Ngoài bể nuôi bà con cần chuẩn bị một bể nước để lọc và thay nước. Trong mỗi lần thay nước, cần phải đảm bảo có chứa nhiều oxy, đảm bảo đã được diệt khuẩn cẩn thận, có nhiệt độ tiêu chuẩn, độ pH từ 7-8,5.
Cách chăm sóc lươn
Đối với lươn giống khi mới bắt về, cần được tắm diệt khuẩn trong dung dịch nano bạc để diệt khuẩn phòng bệnh. Mỗi ngày sử dụng nano bạc theo liều lượng 0.5ml/m3 nước/ sau khi thay nước, giúp phòng các bệnh gây chết hàng loạt ở lươn đồng.
Mật độ nuôi lươn trong bể
Lươn con 10 ngày tuổi có thể cho ăn lòng đỏ trứng gà đã được nấu chín, tảo hoặc giun xay nhuyễn. Nếu lươn con có nguồn gốc từ nguồn giống tự nhiên, cần nuôi lươn trong bể thuần và phân chia, cần phải phân chia trước để kích thước trong mỗi bể là đồng đều nhau.
Mật độ nuôi lươn trong bể thuần là 3-5 kg/m2, cần được thay nước từ 1-2 lần/ ngày. Thời gian thuần nên kéo dài từ 5-7 ngày.
Cách cho lươn ăn
Thức ăn chủ yếu cho lươn là các loại cá, ốc, giun, hến…được xay nhỏ và nấu chín. Để lươn không bị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, khi cho lươn ăn cho thêm men tiêu hóa, vitamin.
Đối với lươn còn con, bà con chỉ cho ăn 1 bữa vào buổi tối. Khi lươn đã khỏe mạnh hơn thì có thể cho ăn 2 lần mỗi ngày. Khi cho lươn ăn, bà con nên cho ăn vào một giờ cố định và rắc thức ăn lên sàng tre nhẵn hoặc sàng lưới trên giá.
Mỗi lần cho lươn ăn, bà con cần theo dõi sức ăn của các con trong đàn để điều chỉnh. Đồng thời việc lươn không ăn tốt cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng sức khỏe của chúng. Bà con cần theo dõi thường xuyên để chủ động trong việc chăm sóc.
Cách giúp nuôi lươn hiệu quả
Lươn là loài khá mẫn cảm với môi trường nước, nếu có sự thay đổi đột ngột môi trường sống sẽ khiến cho chúng bị bệnh. Do đó để nuôi lươn trong bể xi măng hiệu quả bà con cần phải:
- Chuẩn bị con giống đạt chất lượng tốt nhất.
- Bể nuôi cần phải được xử lý đúng quy trình trước khi thả lươn.
- Thay nước trong bể nuôi định kỳ 1-2 ngày. Sau khi thay nước xử lý diệt khuẩn ngay.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng bể để thay nước một cách hợp lý.
- Nguồn nước sử dụng là nước sạch, vệ sinh thức ăn thừa thãi và cặn bã trong bể nuôi.
- Dùng các chế phẩm sinh học để làm sạch bể, phòng các bệnh cho lươn.
- Đảm bảo giữ nhiệt độ nước ổn định để tránh làm lươn bị sốc nhiệt.
Hi vọng với những chia sẻ về cách nuôi lươn trong bể xi măng mà Nano NNA đã chia sẻ, giúp bà con thành công trong việc nuôi lươn một cách hiệu quả, thu được nguồn lợi nhuận cao.
NANO NNA VIỆT NAM