Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm đơn giản

Đăng bởi Nano NNA
10020 Lượt xem

Khi trời mưa nhiệt độ, độ mặn, độ pH & oxy hòa tan trong ao thường có dấu hiệu giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa kéo dài gây nhiều khó khăn cho đa số người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm. Trong nước mưa thường có tính axit do có nồng độ CO2 hòa tan cao, làm giảm pH của nước ao nuôi. Tuy nhiên, khi nước có độ kiềm cao thì pH của nước ít bị thay đổi do kiềm có khả năng trung hòa axit.

Những ảnh hưởng của độ kiềm trong ao nuôi tôm?

Độ kiềm ít tác động trực tiếp đến tôm nuôi nhưng nó ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác nhau như pH, mật độ tảo, hàm lượng khí độc, kim loại nặng trong nước và quá trình lột xác của tôm nuôi.

  • Khi độ kiềm cao thì pH ít dao động nhưng khiến tôm chậm lớn, khó lột xác, vỏ cứng.
  • Khi độ kiềm thấp khiến độ pH biến động, tôm dễ bị stress, gây giảm ăn, giảm tăng trưởng và thậm chí có thể gây chết.
  • Độ kiềm thấp gây tình trạng mềm vỏ ở tôm sau lột xác, tôm yếu ớt và dễ bị sốc môi trường.

Độ kiềm thích hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng từ 100 – 150 ppm, đối với tôm sú từ 90 – 130 ppm. Ngoài ra ở mỗi giai đoạn tôm có những tiêu chuẩn về độ kiềm khác nhau, cụ thể:

Đối với môi trường nuôi tôm sú:

  • Tôm mới thả: 80-100ppm
  • 45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.
  • 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.

Đối với môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng:

  • Tôm mới thả: 100-120ppm
  • 45 ngày tuổi trở lên: 120-150ppm.
  • 90 ngày tuổi trở lên: 150-200 ppm.

Cách giúp kiểm tra nhanh độ kiềm ao nuôi tôm

1. Sử dụng bộ test kit Sera

  • Rửa lọ thủy tinh đựng mẫu nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5 ml mẫu nước vào lọ, lau khô bên ngoài.
  • Nhỏ từng giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, lắc đều (sau mỗi giọt), đến khi nước trong lọ chuyển từ vàng sang xanh thì dừng lại.
  • Đếm tổng số giọt thuốc thử đã nhỏ vào mẫu nước. Nhập vào bảng để xác định kết quả độ kiềm CaCO3.
Bộ-dụng-cụ-dùng-khi-sử-dụng-test-Sera

Màu mẫu nước khi cho dung dịch thử Sera vào


2. Sử dụng máy đo độ kiềm HANNA

máy đo độ kiềm hanna

Máy đo độ kiềm HANNA

Xem video hướng dẫn để biết thêm chi tiết:

Cách tăng độ kiềm ao nuôi tôm:

1. Sử dụng vôi dolomite.

vôi-dolomite-tang-kiem-ao-nuoi-tom

Tăng kiềm ao nuôi bằng vôi

Ngâm lượng vôi phù hợp vào nước ngọt sau đó tạt đều xuống ao vào buổi tối.


Nhập các giá trị trong bảng để tính chính xác lượng Dolomite cần sử dụng dựa vào từng điều kiện ao nuôi cụ thể.

Ví dụ: ao nuôi 3000 m3 đang có độ kiềm là 80 ppm cần tăng lên 90 ppm. Nhập lần lượt các giá trị vào bảng tính. Ở ví dụ trên cần dùng 49.65 kg vôi Dolomite.

Khi tăng độ kiềm người nuôi cần lưu ý. Tránh tăng đột ngột một lần, chỉ nên tăng mỗi lần 10 ppm sau đó lặp lại nhiều lần để đạt độ kiềm mong muốn.

2. Sử dụng Soda (NaHCO3) kết hợp với vôi Dolomite:

soda tang kiem ao nuoi tom

Tăng kiềm ao nuôi bằng Vôi kết hợp Soda

Ngâm lượng hỗn hợp vôi và soda phù hợp vào nước ngọt sau đó tạt đều xuống ao vào buổi tối.


Nhập các giá trị để tính chính xác lượng Soda (NaHCO3) và vôi Dolomite cần sử dụng dựa vào từng điều kiện ao nuôi cụ thể.

Ví dụ: ao nuôi 3000 m3 đang có độ kiềm là 80 ppm cần tăng lên 90 ppm. Nhập lần lượt các giá trị vào bảng tính. Ở ví dụ trên cần dùng 34.755 kg Soda (NaHCO3) và 14.895 kg vôi Dolomite.

NANO BẠC NNA

0 Bình luận

Bài viết liên quan

Để lại bình luận