Vì sao ngày nay nông sản sạch được mọi người tin dùng?

Đăng bởi Trâm Khanh
4454 Lượt xem

Hiện nay điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, kèm theo đó là nhận thức người tiêu dùng đã biết quan tâm hơn về sức khỏe của bản thân cũng như của thành viên trong gia đình. Vì thế mà có xu hướng chuyển sang sử dụng nông sản sạch thay vì dùng các nông sản không rõ nguồn gốc. Trong các ngành sản xuất nông, lâm và thủy sản thì nông sản góp phần rất quan trọng thiết yếu. Do vậy mà các tiêu chuẩn được chứng nhận nông sản sạch cũng ngày càng khắt khe hơn rất nhiều. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm rõ các thông tin chi tiết về nông sản sạch. Vì thế mà Nano NNA sẽ cùng bạn tìm hiểu các tiêu chuẩn của một nông sản chất lượng và các chứng nhận về thực phẩm sạch phổ biến.

1. Khái niệm tổng quan về nông sản sạch

Trước tiên để hiểu rõ hơn về nông sản sạch, thì hãy điểm qua một vài thông tin cần thiết như ngày nay nông sản được được hiểu như thế nào. Theo VFGAP nhận định thì nông sản còn được hiểu là những thành phẩm hay sản phẩm từ các ngành sản xuất cây trồng, hàng hóa. Được trải qua quá trình gây trồng nuôi giống và chăm bón phát triển của các người nông dân.

Khái niệm về nông sản sạch

Khái niệm về nông sản sạch

Ngoài ra còn có một số thuật ngữ khác được gọi là nông sản hàng hóa. Chính là khái niệm nhằm để chỉ những thành phẩm được thu hoạch sau khi trải qua quá trình chăm sóc của người dân trước khi được sản xuất ra thị trường người tiêu dùng. Các loại mặt hàng nông sản rất đa dạng đến từ quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhưng có thể điểm mặt những mặt hàng chính được chia làm các loại như sau:

  • Sản phẩm được dùng để chế biến: Các sản phẩm sữa, xúc xích, cá, khô gà hay khô mực, …
  • Sản phẩm thiết yếu: Cà phê, sữa, rau, củ, các loại thịt, …

Dựa vào những mặt hàng nông sản bên trên thì nông sản sạch là những loại thực phẩm không sử dụng thuốc trừ sâu, các loại thuốc kích thích hay các loại phân hóa học. Nông sản sạch đảm bảo không được chứa dư lượng độc tố chất hoá học, mầm mống sâu bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về thông tin và cách lựa chọn nông sản sạch thì bạn tham khảo thêm tại đây.

2. Nông sản sạch và những tiêu chuẩn Gap cần biết

Good Agricultural Practices được viết tắt là GAP, đây được hiểu là quy trình vận hành của một chuỗi sản xuất nông nghiệp tốt. Chính là những phương pháp được áp dụng vào quy trình sản xuất nuôi trồng sản phẩm nhằm mục đích đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Và hơn hết là mỗi quốc gia sẽ có một quy chuẩn đặt ra khác nhau. Người sản xuất nông sản sạch phải trải qua một quy trình đánh giá khắt khe từ khâu nuôi trồng chuẩn bị cho đến lúc thu hoạch đóng gói và đưa ra thành phẩm đến thị trường người tiêu dùng.

Các tiêu chuẩn GAP về nông sản sạch

Các tiêu chuẩn GAP về nông sản sạch

Từ khóa Vietgap hoặc Globalgap xuất hiện khắp mọi nơi, không ít người tiêu dùng đã từng nhìn thấy và tự đặt câu hỏi cho mình Vietgap được hiểu là gì? Global Gap là sao và nó có tác dụng gì trong nông sản sạch? Cùng Nano NNA tìm hiểu thông tin tổng quan dưới đây:

2.1 Tiêu chuẩn VietGAP được hiểu là gì?

Vietnamese Good Agricultural Practices chính là tên đầy đủ của VietGap, còn được hiểu là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam. Đây chính là một tiêu chuẩn được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành cho các sản phẩm nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi và thủy sản.

Đây chính là tổng quan những nguyên tắc, trình tự của cá nhân sản xuất, thu hoạch và sơ chế sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn chất lượng. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo được sức khỏe của người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo nông sản chất lượng cao

Tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo nông sản chất lượng cao

Thông qua việc tham khảo cẩn thận tại các quy định tiêu chuẩn của AseanGAP, GlobalGAP, … Dựa vào đó mà tiêu chuẩn VietGap đã được ra đời vào năm 2008. Gồm 3 nhóm ngành chính là trồng trọt, chăn nuôi, và thủy sản. Tùy vào loại hình khác nhau thì sẽ có những quy định về tiêu chuẩn riêng biệt.

2.2 Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?

Global Good Agricultural Practices chính là tên đầy đủ của GlobalGAP còn được hiểu với tên gọi Thực hành nông nghiệp tốt trên toàn cầu. Cho đến ngày nay, chứng nhận GlobalGAP đã có sự góp mặt của hơn 100 tổ chức với 80 quốc giá khác nhau.

Tiêu chuẩn GlobalGAP đưa ra các quy định khắt khe cho nhà sản xuất. Nhằm áp dụng toàn bộ hệ thống kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt chất lượng của các nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến khâu cuối cùng là thu hoạch và vận chuyển đến thị trường tiêu dùng.

Vì thế, mà một mặt hàng nông sản sạch có được chứng nhận GlobalGAP còn được xem là một sản phẩm chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải trải qua một quy trình kiểm soát nghiêm ngặt đến từ các chuyên gia trong ngành.

3. GlobalGAP và VietGAP giống nhau ở điểm nào?

Tiêu chuẩn VietGAP được tạo ra trong quá trình nghiên cứu và tham khảo các quy định của GlobalGAP. Vì thế mà 2 tiêu chuẩn này cũng có một số điểm giống nhau nhất định.

Điểm giống nhau giữa VietGAP và GlobalGAP

Điểm giống nhau giữa VietGAP và GlobalGAP

3.1 Lợi ích cuối cùng

  • Các mặt hàng nông sản sạch được đảm bảo ổn định, đáp ứng đúng các yêu cầu về nông nghiệp tốt.
  • Góp phần làm tăng sức tiêu thụ thực phẩm đến từ người tiêu dùng và tạo dựng được niềm tin sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
  • Tăng khả năng cạnh trên thị trường ngành hàng.
  • Đây chính là bằng chứng thuyết phục giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn về chất lượng của nông sản sạch.
  • Hạn chế được tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, gây hại trực tiếp đến người tiêu dùng.
  • Được miễn giảm các cuộc kiểm tra chất lượng khi đã có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn từ các chuyên gia.
  • Góp phần giảm tình trạng cung cấp thực phẩm bị tiêm hóa chất đến thị trường người tiêu dùng.

3.2 Mục đích hướng tới

Cả 2 tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGAP đều có một mục đích cuối cùng chính là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ cho sức khỏe của người tiêu dùng an toàn khi sử dụng các nông sản sạch. Bên cạnh đó, nhằm giúp cho người tiêu dùng tin tưởng hơn về sử dụng thực phẩm sạch sẽ giàu dinh dưỡng cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Hạn chế sản phẩm không rõ nguồn gốc sản xuất ra thị trường tiêu dùng.

3.3 Đối tượng được áp dụng

Tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP có chung một đối tượng áp dụng chính là 3 nhóm ngành hàng chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Các nhóm ngành chính này đều tuân theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt cho đến khi cung cấp sản phẩm ra thị trường người tiêu dùng. Đặc biệt hơn là các tiêu chuẩn này đều mang tính chất do các nhà cung ứng sản phẩm tự nguyện, không bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn này trong khâu sản xuất. Tuy nhiên thì đây chính là những tiêu chuẩn được đánh giá là nông sản sạch uy tín được kiểm nghiệm bởi các chuyên gia trong ngành. Thế nên các nhà cung ứng tuân theo quy trình này sẽ được chứng nhận là nông sản chất lượng, thông qua đó sẽ được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.

4. Những điểm khác biệt giữa GlobalGAP và VietGAP

Bên cạnh những mặt giống nhau về tiêu chuẩn, song song vẫn có những khía cạnh không tương đồng với nhau. Cụ thể là được thể hiện rõ nhất qua 3 khía cạnh chính: Phạm vi, điều kiện và cách nhận biết.

Những khía cạnh khác biệt của tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP

Những khía cạnh khác biệt của tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP

4.1 Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn

Dựa vào tên gọi của các tiêu chuẩn thì bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy. VietGAP được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó thì tiêu chuẩn GlobalGAP được công nhận trên phạm vi toàn thế giới. Các nhà cung ứng có định hướng sản xuất nông sản ra thị trường nước ngoài thì nên ưu tiên chứng nhận GlobalGAP để thuận tiên hơn trong quá trình xuất khẩu.

4.2 Điều kiện về chứng nhận

Về mức độ phạm vi tiêu chuẩn mà Nano NNA đã đề cập ở trên thì bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt điều kiện về chứng nhận khá rõ ràng. Đầu tiên là về tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm nông nghiệp cần đáp ứng được 70 tiêu chí để có được chứng nhận.

Bên cạnh đó thì ở mức độ toàn cầu như GlobalGAP thì khắt khe hơn rất nhiều. Các nhà cung ứng muốn có được chứng nhận GlobalGAP thì phải yêu cầu đạt được lên đến 252 tiêu chuẩn trong đó bắt buộc hơn 36 tiêu chí bắt buộc tuân thủ hoàn toàn, 127 tiêu chí có tuân thủ nằm ở mức độ 95%, và cuối cùng là các tiêu chí còn lại mang tính chất khuyến nghị các nhà sản xuất nên tuần theo để đảm bảo được có nguồn nông sản sạch được cung ứng ra thị trường.

4.3 Cách nhận biết chứng nhận

Cách để nhận biết các nông sản sạch được GlobalGAP chứng nhận nằm ở một số dấu hiệu có thể kể đến như:

  • Đều được dán nhãn và cấp mã số. Mã này bao gồm 13 chữ số nhằm để phân loại các nhà sản xuất ở cấp độ doanh nghiệp với doanh nghiệp.
  • Được lưu trữ thông tin tại cơ sở dữ liệu toàn cầu.

Bên cạnh đó VietGAP chỉ chủ yếu nhận biết bằng hình thức thông qua giấy chứng nhận.

5. Lý giải lý do vì sao nông sản sạch được người tiêu dùng ưa chuộng

Theo báo cáo nghiên cứu của Nielsen (công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu) cho thấy, hiện nay người tiêu dùng Việt Nam quan tâm rất nhiều về sức khỏe và công việc của mình. Trong số đó chiếm đến 44% người được khảo sát cho rằng, khía cạnh sức khỏe là một điều họ đặc biệt chú trọng nhất. Vì thế mà nông sản sạch là một yếu tố hàng đầu được người tiêu dùng Việt lựa chọn. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số lý do chính mà nông sản sạch được ưa chuộng như sau:

Nông sản sạch được sự tin dùng của mọi gia đình Việt

Nông sản sạch được sự tin dùng của mọi gia đình Việt

5.1 Đạt tiêu chuẩn chứng nhận

Các loại nông sản sạch được cung ứng ra thị trường phần lớn đều đạt được tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP hoặc GlobalGAP. Đây chính là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất trong khâu sản xuất ra thị trường. Để đạt được chứng nhận này các nhà sản xuất phải chấp hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đã đặt ra. Nông sản sạch được qua kiểm nghiệm bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Nhằm mang đến cho thị trường tiêu dùng một sản phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.

5.2 Không dùng chất bảo quản

Nông sản sạch tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản sau khi thu hoạch nhằm giúp thực phẩm đẹp mắt hay kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng thì nhà sản xuất phải có khâu vận chuyển cực kỳ cẩn thận. Sản phẩm được đóng gói kỹ càng và đánh dấu ngày sử dụng phù hợp.

5.3 Giá trị dinh dưỡng dồi dào

Nông sản sạch cung cấp cho chúng ta rất nhiều giá trị nuôi dưỡng tốt cho sức khỏe. Có thể nhìn thấy một số giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thông qua màu sắc như:

  • Màu đỏ: các sản phẩm có thể kể đến như dưa hấu, bưởi, đào, lựu, … hội tụ đầy đủ các dưỡng chất lycopene, anthocyanin, beta-carotene, … Đây chính là một trong những dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào sức khỏe để giúp cơ thể ngày một tốt hơn.
  • Màu vàng hoặc cam: như các loại chanh, cam, cà rốt, … chứa nhiều chất alpha-carotene, beta-cryptoxanthin hỗ trợ rất nhiều cho thị giác người dùng. Bên cạnh đó còn giúp cho tối ưu hệ miễn dịch, trẻ hóa làn da rất phù hợp với các chị em phụ nữ.
  • Màu xanh lá: Có muôn vàn loại rau có màu xanh lá khác nhau, các loại rau này hỗ trợ rất tốt cho xương, nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể.
  • Xanh đậm hoặc tím: Có thể kế đến như bắp cải tím, cà tím, … chứa các chất tốt cho sức khỏe như quercetin, resveratrol giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch một cách đáng kể.
Giá trị dinh dưỡng dồi dào của nông sản sạch

Giá trị dinh dưỡng dồi dào của nông sản sạch

5.4 Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Mọi gia đình Việt hiện nay đều ưu tiên hàng đầu lựa chọn nông sản sạch để sử dụng làm thực phẩm cho gia đình của mình. Vì thế mà các loại sản phẩm ngày càng được xuất hiện nhiều từ ở siêu thị đến một loạt chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch ở các thành phố lớn. Đặc điểm chung của các nông sản sạch được cung ứng trên thị trường là đều có nguồn gốc tự nhiên, xuất xứ rõ ràng. Phần lớn đều được công nhận bởi tiêu chuẩn VietGAP chất lượng, mỗi sản phẩm đều có riêng cho mình một mã vạch cụ thể để người tiêu dùng tin tưởng và cũng nhằm giúp cho họ có thể tra cứu nguồn gốc sản phẩm một cách nhanh chóng.

5.5 Nhiều nhà cung ứng khác nhau

Trước nhu cầu sử dụng nông sản sạch cho gia đình ngày càng tăng trưởng của mọi người dân. Bên cạnh các siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện lợi cung cấp nông sản được mở hàng loạt ở khắp mọi nơi, thì ngoài ra còn xuất hiện thêm một số doanh nghiệp đang kinh doanh phân phối các sản phẩm nông sản sạch đáp ứng nhu cầu người dân hiện nay. Trước sự đa dạng của các nhà cung cấp khác nhau, vì thế mà người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn nơi cung cấp nông sản sạch một cách nhanh chóng.

Tóm lại, nông sản sạch được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn vì sở hữu cho mình nhiều ưu điểm, lợi ích tốt cho sức khỏe của mọi người.

Trên đây Nano NNA đã gửi đến cho bạn thông tin tổng quan nhất về nông sản sạch. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi qua Website: nanonna.com hoặc hotline (028) 62.714.788 để được đội ngũ nhân viên túc trực 24/7 tư vấn nhanh chóng nhất.

 

NANO NNA VIỆT NAM

0 Bình luận

Bài viết liên quan

Để lại bình luận