Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Đăng bởi Nano NNA
11485 Lượt xem

Với sự ra đời của các công nghệ mới, sử dụng thức ăn đặc hiệu cao và cải tiến di truyền, người ta kỳ vọng rằng chu kỳ nuôi sẽ ngày càng ngắn hơn và tốc độ tăng trưởng của tôm sẽ ngày càng gần với tiềm năng tối đa của vật nuôi. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào mô hình hóa sự gia tăng kích thước của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ( Litopenaeus vannamei ) theo thời gian.

Một nghiên cứu về ba thử nghiệm cho ăn đã được thực hiện để điều tra nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ( Litopenaeus vannamei) ở ba giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Sáu chế độ ăn thử nghiệm đã được xây dựng để bao gồm tăng mức protein 25, 30, 35, 40, 45 và 50% (được ký hiệu là P25, P30, P35, P40, P45 và P50, tương ứng) cho ba thử nghiệm cho ăn. Ba thử nghiệm cho ăn được thực hiện ở tôm có kích thước khác nhau ở 0,65 g (thử nghiệm 1); 4,80 g (thử nghiệm 2) và 10,5 g (thử nghiệm 3).

Phân tích dữ liệu tăng trưởng chỉ ra rằng mức protein thô (đạm) trong khẩu phần ăn tối ưu là 34.5, 35.6 và 32.2% đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương cỡ nhỏ, trung bình và cỡ lớn (giai đoạn tôm giống, đang trong giao đoạn phát triển và trưởng thành). Khi lượng đạm tăng lên 40 – 50% hiệu quả tăng trưởng sẽ giảm đi và nước nhanh trở nên ô nhiễm hơn.

ham-luong-dam-tom

Các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Hiện tại có 3 loại thức ăn chính dành cho tôm thẻ chân trắng:

  • Thức ăn công nghiệp được cung cấp bởi các nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm
  • Thức ăn tự nhiên bao gồm các động thực vật phù du, các mùn bã hữu cơ dưới nước
  • Thức ăn tự chế được làm từ nguồn nguyên liệu sẵn có như ốc, cá tạp, các chế phụ phẩm trong nông nghiệp.
các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Nguồn: internet

Cho tôm thẻ chân trắng ăn trong tháng đầu tiên

Vì ở tháng nuôi đầu chưa xác định được tỉ lệ sống của tôm cũng như sức ăn nên nếu cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, số lượng cho ăn nên ít hơn khuyến cáo của nhà cung cấp. Dựa vào bảng tính phía dưới để kiểm soát lượng thức ăn trong tháng đầu tiên cho phù hợp. Số cữ cho ăn nên được chia làm 4 – 5 cử/ ngày.

  • Giai đoạn tôm thẻ chân trắng từ 7 – 10 ngày, thức ăn thường là bột mịn, do đó thức ăn cần đươc trộn với nước rồi mới tạt xuống ao nuôi.
  • Giai đoạn tôm thẻ chân trắng từ ngày thứ 10 trở đi, cho lượng ít thức ăn dạng cỡ nhỏ vào sàng để cho tôm quen, khi đặt sàng nên đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 – 2m, sau cách quạt nước khoảng 12 – 15cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 – 2.000m2 đặt một sàng.

Sau nửa tháng đầu tiên, thực hiện cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tăng cường sức khỏe cho tôm. Thông thường khi tôm ăn thức ăn công nghiệp đường ruột sẽ có màu nâu đen, khi đường ruột tôm bị đen chứng tỏ lượng thức ăn thiếu => tôm sẽ ăn mùn bả hữu cơ hoặc phân chính nó.

Tính toán lượng thức ăn từ tháng thứ 2 trở đi

Việc cho ăn ở những giai đoạn sau cần được tính toán kỹ lưỡng để mang lại hiệu suất cao nhất. Các thông số cần nắm để có thể xác định lượng thức ăn cho ăn: số lượng thả giống (con), số lượng tôm trung bình (con/kg), tỉ lệ sống (mật độ tôm còn lại).

Người nuôi cần tiến hành chài để xác định các thông số trên. Sau đó nhập vào bảng tính phía dưới:

Tổng lượng thức ăn tính được chia làm 4 thời điểm cho ăn:

  • Lần 1: cho ăn vào lúc 8h30 sáng (25%)
  • Lần 2: cho ăn vào lúc 13h chiều (20%)
  • Lần 3: cho ăn vào lúc 17h30 chiều (25%)
  • Lần 4: cho ăn vào 20h tối (30%)

Cách điều chỉnh lượng thức ăn tôm thẻ theo điều kiện thực tế

Thức ăn sau khi cho vào sàng/nhá nên được kiểm tra sau mỗi 2 – 3 tiếng. Việc kiểm tra là cần thiết, giúp bà con điều chỉnh được lượng thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu của tôm thẻ thân trắng. Khi lượng thức ăn dư thừa người nuôi tôm cần điều chỉnh lại như sau:

Giả sử mỗi ngày tổng lượng thức ăn là 100kg:

Bảng theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn

Kiểm tra thức ăn trong sàn/nháCách xử lý thức ăn cho lần sau
Nếu tôm ăn hếtTăng 5kg cho lần ăn sau (5%)
Còn dư 8 – 10kgKhông cho thêm
Dư khoảng 15 – 25kgGiảm bớt 10kg cho lần ăn sau (10%)
Dư từ 40 – 50kgGiảm bớt 30kg cho lần ăn sau (30%)
Còn nhiều hơn 50kgNgưng cho ăn

Tôm thẻ chân trắng có vỏ trắng trong và mỏng nên quan sát tôm ăn no hay chưa rất dễ dàng. Chúng có đường ruột đầy chứ ít khi bị rỗng, do vậy khi quan sát thấy tôm rỗng ruột thì cần kiểm tra các chỉ số khác vì có thể tôm đang mắc bệnh bỏ ăn. Quan sát màu thức ăn trong đường ruột tôm sẽ góp phần đánh giá được cần phải tăng hay giảm lượng thức ăn cho lần sau.

duong-ruot-cua-tom-the-chan-trang

Nguồn: Internet

duong-ruot-tom-the-chan-trang

Nguồn: Internet

NANO NNA VIỆT NAM

Nguồn tham khảo: Dietary protein requirement of Pacific white shrimp Litopenaeus vannamei in three different growth stages

 

 

 

 

0 Bình luận

Bài viết liên quan

Để lại bình luận