Bệnh taura (đỏ đuôi) trên tôm thẻ chân trắng

Đăng bởi Nano NNA
8277 Lượt xem

Sau khi được công nhận vào năm 1992 như một bệnh khác biệt trên tôm nuôi ở Ecuador, Taura Syndrome Virus (TSV) đã lan nhanh chóng khắp nhiều vùng nuôi tôm của châu Mỹ thông qua tôm bố mẹ và tôm giống bị nhiễm bệnh.

Virus này đã được đưa vào châu Á thông qua tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương nhập khẩu bị nhiễm bệnh từ các nguồn Trung và Nam Mỹ.

Tác nhân gây bệnh Taura

Hội chứng Taura gây ra bởi virus Taura Syndrome (TSV), một loại virus RNA nhỏ giống picorna được xếp vào họ mới Dicistroviridae. Virus hình cầu có 20 mặt, đường kính 30-32 nm, ký sinh ở tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi.

Con đường lây nhiễm bệnh Taura

Sự lây truyền theo chiều ngang qua việc ăn thịt đồng loại hoặc qua nguồn nước bị ô nhiễm đã được chứng minh ( Brock, 1997 ; Hasson và cộng sự, 1995 ; Lightner, 1996a , Lightner, 1996b ; White và cộng sự, 2002 ).

Sự lây truyền dọc (truyền từ tôm bố mẹ -> tôm con) được nghi ngờ nhiều nhưng chưa được xác nhận bằng thực nghiệm.

Dấu hiệu bệnh Taura ở tôm thẻ

1. Các dấu hiệu bệnh ở trang trại, bể hoặc ao:

  • Tôm có dấu hiệu hôn mê, ngừng ăn.
  • Tôm chết nhiều tụ tập ở bờ ao.
  • Đột ngột xuất hiện tỷ lệ chết cao ở tôm hậu ấu trùng( tôm con hoặc tôm giống).

2. Các dấu hiệu bệnh lý chung

2.1 Giai đoạn cấp tính:

Các dấu hiệu chung của tôm thẻ chân trắng bị nhiễm TSV ở giai đoạn cấp tính bao gồm sự mở rộng của các tế bào sắc tố màu đỏ làm cho tôm bị ảnh hưởng về tổng thể, toàn thân tôm có màu hơi đỏ nhạt, quạt đuôi và chân tôm có màu đỏ rõ rệt; do đó bệnh “đuôi đỏ” là một trong những tên được người nuôi đặt cho khi bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở Ecuador.

Tôm có dấu hiệu nhiễm TSV cấp tính thường có vỏ mềm, ruột rỗng và thường ở giai đoạn cuối của chu kỳ lột xác. Tôm bị ảnh hưởng cấp tính thường chết trong quá trình lột xác.

bệnh đỏ đuôi

Các triệu chứng bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng

bệnh taura trên tôm thẻ chân trắng (2)

Các triệu chứng bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng

bệnh taura trên tôm thẻ chân trắng

Các triệu chứng bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng

Các triệu chứng bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng

2.2 Giai đoạn chuyển tiếp (phục hồi)

Nhiều tổn thương dạng mụn nước (sẫm màu) nhiều, có hình dạng bất thường và phân bố ngẫu nhiên trên thân tôm.bệnh taura trên tôm thẻ chân trắng

2.3 Giai đoạn mãn tính

Sau khi lột xác thành ng, tôm ở giai đoạn chuyển tiếp chuyển sang giai đoạn nhiễm TSV mãn tính, trong đó tôm nhiễm bệnh dai dẳng không có dấu hiệu bệnh rõ ràng.

Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng bị nhiễm TSV mãn tính có thể kém khả năng chống chịu với các tác nhân gây stress môi trường bình thường (tức là giảm độ mặn đột ngột) so với tôm không bị nhiễm bệnh.

phong-tri-benh-taura-tren-tom-the-chan-trang

Các thẹo thân tôm sau phục hồi

3.Dịch tễ học

  • Hội chứng Taura là bệnh chủ yếu ở giai đoạn ương của tôm thẻ chân trắng Penaeus (Litopenaeus).
  • Thường xảy ra trong vòng 14 đến 40 ngày sau khi thả tôm giống vào ao hoặc bể nuôi thương phẩm và dẫn đến tỷ lệ chết từ 40% đến hơn 90%.
  • TSV đã được ghi nhận trong các giai đoạn sống của hậu ấu trùng, sắp trưởng thành và trưởng thành.
  • Những con tôm sống sót sau khi nhiễm TSV có thể mang mầm bệnh suốt vòng đời của nó.
  • Các loài chim di cư, côn trùng sống dưới nước và con người có khả năng là vật trung gian cơ học của virus. Chim là một trong những nguyên nhân lây nhiễm chéo.
  • Sự bùng phát nhiễm TSV thường xuyên hơn khi độ mặn dưới 30 ppt.

TSV đã được chứng minh là có khả năng lây nhiễm đến 48 giờ trong phân của mòng biển đã ăn xác tôm bị nhiễm bệnh.

Cách Phòng ngừa bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng

1. Cách xác định/ chuẩn đoán

  • Phương pháp truyền thống: xét dấu hiệu lâm sàng, mô học và xét nghiệm sinh học.
  • Phương pháp kháng thể: test ELISA, test PCR.
kiểm tra PCR tôm thẻ chân trắng

Máy Real-time PCR

2. Các phương pháp phòng bệnh

Hiện nay bệnh do virus Taura vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó người nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm của virus từ các nguồn.

Chọn giống:

  • Chọn con giống sạch bệnh, đã được kiểm tra PCR.
  • Chọn nguồn tôm giống có khả năng kháng bệnh do virus như SPR. Giống tôm SPR đã chứng tỏ được khả năng chống lại các bệnh như: Đốm trắng (WSSV), Taura (TSV), hoại tử gan tụy (AHNPD), hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV) và một số bệnh do vi khuẩn.

Tắm giống:

Phương pháp tắm con giống bằng nano bạc đang được sử dụng phổ biến nhằm tăng khả năng chống lại bệnh. Nếu tôm giống có mang mầm bệnh tiềm ẩn sẽ bị nano bạc diệt khi tắm giống, nano bạc còn tồn tại trong cá thể tôm đến 48h, giúp chống lại vi khuẩn khi ra ngoài môi trường ao nuôi.

Xem bài viết: “Quy trình chuẩn nuôi tôm thẻ chân trắng & tôm sú bằng công nghệ nano bạc

Nguồn thức ăn:

Chọn lọc thức ăn có chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng phù hợp.

Tránh cho ăn dư thừa.

Xem bài viết: “Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Nguồn nước:

  • Cần trữ và xử lý nước trong ao lắng, ao sẵn sàng trước khi bơm vào ao nuôi. Nên chia diện tích nuôi thành 60% ao nuôi, 40% ao trữ & xử lý nước.
  • Định kỳ diệt khuẩn, virus ao nuôi bằng chế phẩm an toàn như nano bạc FIN+. Có thể sử dụng trực tiếp mà không gây sốc tôm.
  • Sử dụng các chế phẩm vi sinh để cạnh tranh nguồn thức ăn, dinh dưỡng, môi trường sống với vi khuẩn có hại. Bổ sung đủ lượng vitamin cho sự phát triển của tôm.

Một số lưu ý khi ao nuôi nhiễm bệnh TSV

  • Đối với ao nuôi khi bị nhiễm bệnh, tùy tình trạng có thể thu tôm để tránh tổn thất lớn.
  • Sau khi thu tôm, nước phải được xử lý diệt khuẩn bằng các chất diệt khuẩn mạnh nhằm loại bỏ “bào tử” virus còn trong ao trước khi thải ra môi trường.
  • Khi xác định được bệnh Taura tuyệt đối không dùng kháng sinh. Vì bệnh Taura do virus gây ra nên không có một loại kháng sinh nào có thể điều trị được, sử dụng kháng sinh sẽ làm tôm yếu đi nhanh chóng.

NANO NNA VIỆT NAM

Nguồn: INFECTION WITH TAURA SYNDROME VIRUS

0 Bình luận

Bài viết liên quan

Để lại bình luận