Kỹ thuật nuôi tôm sú thiên nhiên

Đăng bởi Nano NNA
7229 Lượt xem

Nuôi tôm sú thiên nhiên là hình thức nuôi trồng phổ biến nhất của các hộ người nuôi quy mô nhỏ từ 3 đến 5 ha ở khu vực ĐBSCL. Đặc biệt đối với đầu ra không ổn định trong mùa dịch và giá nguyên phụ liệu tăng cao thì mô hình nuôi tự nhiên sẽ giảm được chi phí cho người nuôi. Nuôi tôm sú thiên nhiên quảng canh tập trung ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh. Tổng diện tích thả nuôi ước tính là 337.000 ha.

Xử lý nước và ao nuôi tôm sú thiên nhiên

1. Xử lý ao nuôi

  • Phơi khô, đánh vôi. (1000m2 đánh 3 – 4 bao) sau đó phơi khô.
  • Hốt xác tảo và mùn bả hữu cơ vì đây là nguồn sinh khí độc ảnh hưởng trực tiếp đến tôm.
  • Bơm bỏ bùn.
  • Nếu vẫn còn hôi thì sử dụng vi sinh phân hủy bùn.

2. Xử lý lấy nước

  • Tạo đường dẫn nước vào ao nuôi. Nếu mở nắp công dẫn nước dẫn thẳng vào ao cần qua 2 tầng lọc.
  • Tầng có lổ lớn: cản cá, rác, cua,…
  • Tầng lưới lổ nhỏ hơn: cản cá nhỏ hơn, rong rêu nhỏ hơn,….
  • Diệt khuẩn nước ao ( Diệt tạp bằng Chlorine và diệt khuẩn bằng nano bạc). Sau khi diệt tạp bằng Chlorine, phơi ao từ 5 – 7 ngày. Trước khi thả tôm giống 1 ngày, diệt khuẩn bằng nano bạc FIN+ theo liều bảng tính bên dưới.
  • Kiểm soát độ đục, độ mặn, độ kiềm, khí độc, nhiệt độ, mật độ khuẩn ….
  • Nếu có tảo độc -> Cắt tảo bằng nano bạc

Chủ động phòng bệnh cho tôm sú giống

Vì nuôi tôm sú thiên nhiên thường sử dụng nước trực tiếp nên việc kiểm soát mầm bệnh khá khó khăn. Do đó những năm gần đây người nuôi tôm sú thiên nhiên thường “tắm” tôm sú giống bằng nano bạc trước khi thả vào ao nuôi nhằm tăng khả năng kháng khuẩn (>48h sau khi ra môi trường nuôi) và diệt mầm bệnh nếu tôm giống đang mang mầm bệnh tiềm ẩn.

1. Cách tắm tôm sú giống


  • Bước 1: Sau khi đã cho các bao chứa tôm giống trên mặt nước để ổn định nhiệt độ
  • Bước 2: Chuẩn bị nước sạch, điều chỉnh nhiệt độ bằng với nhiệt độ ao nuôi.
  • Bước 3: Pha nano bạc FIN+ 1000ppm vào nước sạch đã chuẩn bị (nhập thể tích vào bảng tính để tính lượng nano bạc cần lấy)
  • Bước 4: Cho tôm giống vào nước sạch chứa nano bạc tắm trong 15 phút, sau đó thả vào lồng tre hoặc giai trong ao nuôi.

2. Tạt ao diệt khuẩn mỗi 15 ngày/ lần bằng nano bạc


  • Bước 1: Nhập thể tích nước ao nuôi. Cách tính: Diện tích x độ sâu (mực nước ao) = thể tích (m3)
  • Bước 2: lấy lượng nano bạc FIN+ 1000ppm theo bảng pha vào nước.
  • Bước 3: Tạt đều xuống ao. Lặp lại mỗi 15 ngày.

Mật độ thả và năng suất

mật độ thả tôm sú thiên nhiên

Một phần tôm được thả tự nhiên trong quá trình lấy nước. Ngoài ra, người nuôi thả giống tôm giống quanh năm để tăng năng suất.

Mật độ thả tôm sú từ 6 đến 10 con / m2. Sản lượng hàng năm trung bình khoảng >350 kg / ha.

Nếu người nuôi thả cua cũng vậy, con số này thông thường sẽ là khoảng 500-1000 con/ha. Người nuôi có thể thu hoạch khoảng 70-150 kg / ha / năm.

Chọn con giống:

  • Chọn giống tốt để thả nuôi, khoảng P15. Giống có thể chọn tôm sú Moana.

Cách thả tôm giống vào ao:

  • Sau khi tắm giống bằng nano bạc FIN+, thực hiện thả vào lồng tre hoặc giai.
  • Dùng máy sục khí nhỏ
  • Cho ăn thức ăn công nghiệp cho ăn trong vòng nửa tháng sau đó thả lồng cho tôm bơi ra ngoài tự nhiên.
  • Phương pháp này giúp giảm hao hụt và tăng sức đề kháng cho tôm sú.

Nuôi dưỡng và thu hoạch

kỹ thuật nuôi tôm sú thiên nhiên (2)

Hầu hết các trang trại đều thực hiện nuôi ghép với một số ít cua. Thay nước được thực hiện bằng cách sử dụng thủy triều: khi thủy triều lên, nước được dẫn vào ao, trong khi nước được xả ra khi thủy triều xuống. Khoảng 40% lượng nước ao được thay 4 ngày/ lần. Quá trình nuôi không cần sục khí (chỉ sục khí bằng máy nhỏ ở giai đoạn 15 ngày ương trong lồng).

Việc thu hoạch tỉa 1 phần diễn ra theo chu kỳ trăng non và trăng tròn. Mặc dù số lượng nhỏ được thu hoạch mỗi ngày, nhưng thu hoạch chính là 2 tuần/ lần.

Thời gian nuôi lớn kéo dài 120 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào kích thước thu hoạch.

Tôm ngoài thiên nhiên thường ăn sinh vật phù du, thức ăn trôi nổi, mùn bả hữu cơ.

NANO NNA VIỆT NAM

 

 

0 Bình luận

Bài viết liên quan

Để lại bình luận