Top 5 bệnh phổ biến ở tôm cần tránh và dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn

Đăng bởi Võ Quý
6208 Lượt xem

TOP 5 BỆNH CẦN TRÁNH Ở TÔM VÀ ỨNG DỤNG NANO BẠC TRONG XỬ LÝ CÁC BỆNH TRÊN

Nano bạc được biết đến như một chất diệt khuẩn an toàn và có tiềm năng thay thế kháng sinh trong tương lai đối với các ngành chăn nuôi, thủy sản,…. Tuy nhiên nano bạc không phải thần dược như một số đơn vị đang thần thánh hóa. Khi sử dụng nano bạc cần hiểu rõ 2 vấn đề cốt lõi:

  1. Nano Bạc chỉ phòng được những bệnh do virus gây ra. Có nghĩa khi ao đã bị nhiễm virut thì kháng sinh, nano bạc hay bất kì một loại thuốc nào khác cũng đều vô nghĩa. Do đó khi chủ động phòng bệnh bằng nano bạc từ khi chưa nhiễm bệnh là biện pháp tối ưu và ít tốn kém nhất. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về phòng bệnh cho tôm cá bằng nano bạc, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật trên thông tin website nanonna.com
  2. Đối với bệnh do vi khuẩn gây ra, nano bạc có thể phòng & trị được một số bệnh nhất định. Do tốc độ lây lan và mức độ nguy hiểm của vi khuẩn không cao như virus nên tùy tình trạng ao nuôi nano bạc sẽ xử lý được.

Điều tối quan trọng cần biết được bệnh từ ao nuôi xuất phát từ nguyên nhân nào (vi khuẩn, virut, nguồn nước, tảo,….) để đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Bệnh do vi khuẩn ở tôm:

  • Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và tử vong sớm (EMS)
  • Bệnh Đốm Trắng do vi khuẩn (BWSS)
  • Bệnh phân trắng do vi khuẩn ( họ Virio)
  • Bệnh hoại tử gan tụy/ đốm đen do vi khuẩn (NHPB)
  • Bệnh trắng đuôi do vi khuẩn (BWTD)

Bệnh do virut ở tôm:

  • Bệnh Đốm Trắng do virut (WSSV)
  • Bệnh Đầu Vàng (YHV)
  • Bệnh Hoại Tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)
  • Hội chứng Taura (TSV)

1. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và tử vong sớm (EMS)

  • Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sinh độc tố mạnh làm phá hủy nhanh mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70-80%
  • Triệu chứng bệnh: Quan sát thấy tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, dạt mé vuông. Sau đó tôm bệnh bị mềm vỏ, màu sắc tôm thay đổi, gan tụy mềm, teo dần hoặc sưng to.

tôm bị hoại tử gan

Hình ảnh tôm thẻ bị AHPND(mũi tên). Ảnh:aem.asm.org

Cách phòng chống:

  • Đảm bảo xử lý nguồn nước đầu vào, tôm bố mẹ sạch bệnh chống nhiễm chéo.
  • Chuẩn bị và sát trùng ao cẩn thận trước khi thả nuôi: sên vét đáy ao, phơi nắng đáy ao, sát trùng đáy ao bằng vôi. Xử lý diệt khuẩn nước vào thật cẩn thận (dùng nano bạc tạt ao diệt khuẩn).
  • Tránh thả tôm mật độ dày.
  • Đối với trường hợp bệnh sau khi thu tôm, phải diệt khuẩn (nano bạc, clorine,….) trước khi xả bỏ tránh nhiễm chéo.

Nghiên cứu các hạt nano bạc chống lại vi khuẩn AHPND

doi.org/10.1007/s10811-019-01948-w
Nghiên cứu các hạt nano bạc chống lại vi khuẩn EMS

doi.org/10.1155/2019/8214675

2. Bệnh đốm trắng

2.1 Bệnh đốm trắng do Virus

Nguyên nhân:

  • Đốm trắng do Virus WSSV gây ra, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh. Con đường lây nhiễm qua môi trường nước và ăn vật nhiễm bệnh tại ao nuôi. Khả năng tồn tại của WSSV có khả năng tồn tại trong nước mặn từ 5-40‰, độ pH 4-10 nhiệt độ 0 – 800C.
  • Cách xác định Virus đốm trắng là kiểm tra bằng kỹ thuật PCR.

Triệu chứng bệnh:

  • Tôm nuôi chết rất nhanh ( từ 30-80% trở lên) trong 1-5 ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh .
  • Bỏ ăn.
  • Tôm hấp hối nổi đầu.
  • Bơi lội lờ đờ
  • Vỏ giáp đầu ngực lơi lỏng
  • Ngoại ký sinh bám đầy vỏ và mang (đốm trắng)
  • Rụng râu, thân có màu đỏ và trong ruột trống rỗng.
  • Khi bóc tách vỏ giáp đầu ngực, soi dưới ánh sáng sẽ thấy các đốm trắng bên trong giáp đầu. Đốm trắng có tâm trắng trong, bên ngoài trắng đục.
  • Chậm đông máu.

Tôm bị đốm trắng do virus

Cách phòng tránh:

  • Cần phải chú ý việc xử lý đáy ao ngay cả khi đã kết thúc vụ, tránh các chất thải hữu cơ ngấm vào tầng đáy gây ô nhiễm.
  • Nên nuôi tôm trong môi trường khép kín ít thay nước, và nhất là cần thiết phải có ao dự trữ, xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi (hạn chết mầm bệnh từ bên ngoài, kiểm soát được độ mặn,…)
  • Chọn giống cẩn thận bằng các biện pháp gây sốc như kiểm tra qua formalin 3ppm và nước ngọt để loại bọ những con bị yếu, không thả giống quá dày, trung bình chỉ nên từ 25.000-30000 con giống/1000m2 để nâng cao tỉ lệ sống của tôm, tránh được tình trạng tôm sống ăn thịt tôm chết, gây nhiễm chéo, bùng dịch.
  • Xử lý nước thải bằng các loại hóa chất như chlorine, thuốc tím… trước khi thải nước trong ao nuôi tôm ra ngoài nguồn nước chung.
  • Kết hợp trộn nano bạc vào thức ăn, tăng hệ miễn dịch tự nhiên và ức chế sự phát triển của virus trong môi trường.

Nghiên cứu khoa học các hạt nano bạc làm tăng hệ miễn dịch ở Tôm:

doi.org/10.1016/j.fsi.2018.10.007
Nghiên cứu khoa học các hạt nano bạc chống lại sự phát triển virus WSSV doi.org/10.1016/j.chemosphere.2016.11.054

2.2 Hội chứng đốm trắng do một số loại vi khuẩn trong họ vi khuẩn Bacillaceae

Nguyên nhân: Gây ra bởi vi khuẩn Bacillus subtilis. Vi khuẩn có khả năng là nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng (Wang et al. 2000) ở tôm sú nuôi ở Malaysia. Vibrio cholerae cũng thường được nuôi cấy từ mẫu bệnh tôm nuôi (ở Thái Lan) ở các ao có pH và độ kiềm cao và vi khuẩn là nguyên nhân cơ hội (thứ hai). ở Việt Nam cũng đã nuôi cấy được Vibrio spp từ các mẫu ở tôm sú nuôi (Bùi Quang Tề và CTV, 2004)

Triệu chứng:

  • Bệnh đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn Bacillus subtilis ít nguy hiểm hơn virus WSSV nên thường tôm không chết mà vẫn sinh trưởng bình thường.
  • Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể, khi bóc vỏ ra soi dưới ánh đèn sẽ nhìn rõ hơn. Đốm trắng hình tròn nhỏ hơn đốm trắng của bệnh virus (WSSV).
  • Các đốm trắng này có thể mất khi tôm lột vỏ (Wang et al. 2000).

Tôm bị đốm trắng trên vỏ

Đốm trắng trên vỏ đầu ngực của tôm nhiễm bệnh BWSS (theo Wang et al. 2000).

Cách phòng tránh:

  • Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm. Thường xuyên thay nước ao nuôi. Xác định vi khuẩn Bacillus subtilis trong chế phẩm vi sinh hạn chế dùng cho ao nuôi tôm, ngăn chặn chúng có liên quan đến bệnh đốm trắng do vi khuẩn.
  • Ao đã nhiễm bệnh đốm trắng do vi khuẩn dùng nano bạc 1000ppm theo tỉ lệ 500ml/1000m3 ao nuôi để diệt khuẩn ao nuôi, kết hợp cho tôm ăn nano bạc theo tỉ lệ nhất định tủy vào lượng thức ăn để trị bệnh. Dùng một số khoáng vi lượng kích thích tôm lột vỏ sẽ giảm bớt các đốm trắng trên thân tôm.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng với (0,1 ppm nano bạc là đủ để ngăn chặn sự phát triển của tế bào vi khuẩn B. Subtilis trong hơn 12 giờ)

Nghiên cứu khoa học các hạt nano bạc kiểm soát mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4682921/

2.3 Bệnh đốm trắng do môi trường

  • Độ cứng nước là quan trọng đối vớ tôm cá nuôi và luôn là yếu tố quan trọng của chất lượng nước. Tuy nhiên khi độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước cao, tôm sẽ hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng. Độ cứng của nước trong ao hồ thích hợp nuôi tôm cá: 20-150 ppm.
  • Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu hoặc phần vỏ ở lưng nhưng vẫn khỏe mạnh, không có hiện tượng nổi đầu, lột xác bình thường. Tuy nhiên nếu tôm sinh trưởng hơi chậm thì nguyên nhân là do độ cứng nước cao chứ không phải do vi khuẩn B. Subtilis hay virus WSSV gây ra.
  • Để khắc phục hiện tượng này có thể thay nước đã qua xử lý độ cứng, tránh bón vôi quá liều, cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với biện pháp kích thích lột xác. Sau khi lột xác thì đốm trắng sẽ mất đi.

3. Bệnh phân trắng

Tôm bị bệnh phân trắng

Ảnh: Global Aquaculture Alliance

3.1 Do nguồn thức ăn

Tôm ăn phải thức ăn chất lượng kém bị nhiễm độc tố nấm mốc gây bệnh đường ruột nên gây ra bệnh phân trắng. Hiện nay thị trường thức ăn giả trà trộn khá nhiều, nên khi chọn nguồn thức ăn phải đảm bảo, mua những nơi đáng tin cậy, đặc biệt đối với bao bì nhãn mác phải kiểm tra kỹ trước khi mua.

3.2 Do ký sinh trùng:

(Gregarine) bám trên thành ruột gây ra bệnh đường ruột. Một số nghiên cứu có thể dùng tỏi để trị.

3.3 Do tảo độc:

Tôm ăn tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt biểu mô ruột, không hấp thụ được thức ăn ( sử dụng Nano Bạc để tạt có thể làm sụp tảo, liều lượng tùy thuộc và mật độ tảo, loại tảo…)

Lưu ý khi sử dụng Nano Bạc để tạt phải dùng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối tắt nắng và khi tạt phải bật quạt chạy. Do khi sụp tảo sẽ làm thiếu Oxi trong ao đột ngột, tránh đánh tảo vào buổi trưa hoặc nắng lên vì khi này nồng độ Oxi hòa tan trong nước thấp nhất.

3.4 Do vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây ra ( Có thể sử dụng nano bạc để phòng và điều trị)

  • Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml
  • Triệu chứng: một số triệu chứng khi quan sát kỹ hoạt động của tôm trong môi trường ao nuôi sẽ thấy những dấu hiệu sau:
  • Phân tôm nổi trên mặt nước có màu trắng đục. Khi quan sát tôm ruột thường trống thức ăn và đứt quãng, tôm bị ốp, mỏng vỏ, chậm lớn.
  • Lượng thức ăn giảm do tôm yếu hoặc bỏ ăn. Trong trường hợp nặng tôm thường chết rãi rác.
  • Mang tôm chuyển sang màu tối.

Cách phòng tránh:

  • Kiểm tra chất lượng con giống trước khi đưa vào nuôi để tránh mang mầm bệnh vào ao.
  • Kiểm soát Vibrio trong ao bằng cách luôn duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ, là nguồn dinh dưỡng cho Vibrio phát triển như: Quản lý lượng thức ăn ăn đúng nhu cầu và theo nhiệt độ nước, xi phông loại bỏ chất thải, duy trì mật độ tảo. Định kỳ sử dụng nano bạc để kiểm soát vi khuẩn họ Virio, sau 24h sử dụng nano bạc có thể cấp thêm vi sinh phân hủy các chất hữu cơ đáy ao để tránh phát sinh khí độc.
  • Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe của tôm như vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Duy trì lượng Oxi hòa tan trong nước >5ppm
  • Chọn nguồn thức ăn đảm bảo. Thường xuyên kiểm tra hạn dùng thức ăn, nấm mốc, độ ẩm.

Một số biện pháp xử lý khi bị phân trắng:

  • Ngưng cho ăn tức thời từ 01 – 02 ngày. Kiểm tra lại chất lượng nguồn thức ăn.
  • Thay nước từ 30 – 50% lượng nước trong ao, tăng cường quạt nước, diệt khuẩn bằng nano bạc; sau 24 giờ cho bón men vi sinh cải thiện môi trường nước và phân hủy chất hữu cơ đáy ao.
  • Sau đó tiến hành cho ăn lại với khoảng 50% lượng thức ăn hiện tại, nếu tiến triển tốt sẽ tăng dần lượng thức ăn lên. Thức ăn được trộn nano bạc để kích thích tiêu hóa và diệt khuẩn gây bệnh trong đường ruột tôm và ngoài môi trường.
  • Lặp lại từ 2 – 3 lần biện pháp trên, đảm bảo bệnh sẽ giảm hoàn toàn.
  • Trong trường hợp tôm bệnh khá nặng, đã xử lý nhưng lượng thức ăn không tăng lên, dấu hiệu bệnh vẫn còn thì nên thu hoạch để giảm thiểu thiệt hại.

4. Bệnh hoại tử gan tụy/ đốm đen do vi khuẩn (NHPB)

Tôm bị hoại tử gan tuỵ, đốm đenẢnh: Vienloci

Triệu chứng:

  • Bệnh đốm đen xảy ra do điều kiện sinh thái kém, đặc biệt là đáy hồ bẩn thỉu, và nhiễm khuẩn “đốm đen” trong các hồ thường có nồng độ khí độc hại cao, ví dụ, NH3, NO2. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 95% trong vòng 15 – 30 ngày kể từ ngày phát hiện bệnh nếu không có biện pháp xử lý nhanh chóng đối với các hồ bị ô nhiễm nặng và hàm lượng khuẩn kiểm tra vượt ngưỡng. Tôm bị bệnh có các biểu hiện, ví dụ như lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, chậm phát triển, có nhiều đốm đen nhỏ hoặc nhiều đốm đen lớn trên cơ thể, màu mờ hoặc sẫm, đuôi mảnh, có thể bị tổn thương phụ bộ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu… Trong trường hợp bệnh nặng, hệ tiêu hóa không hoạt động, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm có đốm đen có mùi hôi(Nguyễn Thanh Quang Thuận và ctv., 2014).

Cách phòng tránh:

  • Thường xuyên theo dõi tình trạng vệ sinh ao, đầm nuôi tôm, và các yếu tố chất lượng nước.
  • Kiểm tra thường xuyên hàm lượng oxy trong ao nuôi tôm để có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu oxy cục bộ(lắp đặt oxy đáy, ventory…), nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây stress cho tôm, giảm sức đề kháng.
  • Liên tục kiểm tra mật số vi khuẩn gây bệnh định kỳ từ 5 – 7 ngày/ lần để có biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện mật số vi khuẩn tăng cao hơn 103 CFU/ml. Diệt khuẩn định kỳ 7-10 ngày/ lần bằng nano bạc, sau 24h bổ sung men vi sinh.
  • Bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, các loại Vitamin tổng hợp và hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
  • Cho lượng thức ăn vừa phải vì tồn dư thức ăn trong ao nuôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hiện nay có thể trộn nano bạc để cho ăn, giảm được tình trạng vi khuẩn sinh ra khi cho ăn và diệt khuẩn trong đường ruột của tôm.

5. Bệnh trắng đuôi do vi khuẩn (BWTD)

Tôm bị bệnh trắng đuôi

  • Triệu chứng: Điển hình cho bệnh này là dấu hiệu “đuôi trắng” trên tôm. Nó có thể gây tử vong hàng loạt cho tôm bị ảnh hưởng trong một khoảng thời gian ngắn với liều lượng thấp. Tôm bị bệnh có biểu hiện các tổn thương trắng hoặc đục ở đuôi.
  • Cách phòng tránh: Liên tục kiểm tra mật số vi khuẩn gây bệnh định kỳ từ 5 – 7 ngày/ lần để có biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện mật số vi khuẩn tăng cao hơn 103 CFU/ml. Diệt khuẩn định kỳ 7-10 ngày/ lần bằng nano bạc, sau 24h bổ sung men vi sinh.

Xem chi tiết: QUY TRÌNH CHUẨN NUÔI TÔM THẺ VÀ TÔM SÚ BẰNG NG NGHỆ NANO BẠC

NANO NNA VIỆT NAM

Nguồn tham khảo:Một vi khuẩn Vibrio harveyi không phát quang liên quan đến ” Bệnh đuôi trắng do vi khuẩn ” của Tôm thẻ chân trắng

doi.org/10.1371/journal.pone.0029961

0 Bình luận

Bài viết liên quan

Để lại bình luận