Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm thẻ

Đăng bởi Nano NNA
7186 Lượt xem

Công nghệ nuôi tôm ngày càng phát triển, các mô hình nuôi thâm canh ngày càng được nhân rộng và phát triển mạnh, kèm theo đó là những vấn đề phát sinh khi nuôi ở mật độ cao đó là khí độc ao nuôi. Trong đó, NO2 và NH3 là 2 loại khí có mức độ độc hại cao, phát sinh liên tục trong ao nuôi, đạt ngưỡng gây độc nhanh.

Khác với nuôi tôm sú, khí độc NO2 xuất hiện nhiều hơn trong ao nuôi tôm thẻ. Do vậy mà đôi khi theo thói quen người nuôi chỉ kiểm tra khí NH3 mà bỏ qua khí NO2.

Kiểm soát được khí độc sẽ giúp tôm ăn mạnh, hoạt động tích cực và tăng trưởng tốt.

Nguyên nhân khí NO2 trong ao tôm tăng cao

Thức ăn cho tôm thường nặng hơn nước, khi cho ăn dư thừa sẽ chìm xuống đáy ao sinh khí độc NH3 và NO2. Ngoài ra chất thải trong quá trình nuôi tôm sinh ra 1 lượng khí độc, nuôi tôm mật độ càng cao chất thải càng nhiều -> NO2 càng cao.

Xem bài viết “Cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng” để tránh lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi và có hướng xử lý thích hợp.

thuc-an-du-thua-trong-ao-nuoi-tom

Thức ăn dư thừa nhiều khi kiểm tra nhá

Thông thường tôm không hấp thu được hết lượng đạm bổ sung vào ao nuôi, phần còn lại sẽ tích lũy dưới đáy gây dơ và ô nhiễm nước.

Trong môi trường nước khí độc NH3 ở dạng ion NH4+:

  • Dưới tác động của nhóm vi khuẩn tự dưỡng Nitrosomonas thu năng lượng để hoạt động từ quá trình chuyển hóa amonium (NH4+) thành NO2– thường gọi là nitrite.
  • Dưới tác động của nhóm vi khuẩn tự dưỡng Nitrobacter tiếp tục chuyển hóa NO2 thành NO3 thường gọi là nitrate

Thiếu oxy: Oxy (O2) là một trong những tác nhân giúp chuyển hóa khí độc NO2 -> NO3, sau đó được loại đi khi thay nước. Ở góc độ khoa, khí NO2 sẽ kết hợp với O2 thông qua quá trình nitrate hóa sau:

NO2 + 0,5 O2 -> NO3

Một số nguyên nhân gây thiếu Oxy:

  • Không đủ ánh sáng mặt trời để tảo quang hợp tạo ra Oxy.
  • Trời mưa gây phân tầng nước ngọt/mặn làm giảm khả năng Oxy hòa tan vào trong nước.
  • Không có hệ thống quạt nước, ventory, oxy đáy đủ công suất.
  • Áp suất khí quyển giảm, nhiệt độ tăng, độ mặn tăng.

Ảnh hưởng của NO2 trong ao tôm

  • Tôm là loài ăn tầng đáy đo đó khi khí độc tăng cao tôm sẽ giảm ăn, dẫn đến chậm lớn.
  • Nồng độ NO2trong nước vượt ngưỡng khiến tôm bị ngạt và dễ mắc các bệnh như: bệnh phân trắng trên tôm, bệnh gan tụy, đốm trắng,…Đôi khi tôm sẽ chết do sốc môi trường.
  • Khí độc gây tổn thương mang tôm, mỏng vỏ.
  • Môi trường đáy ao xấu đi khó khí độc cao tôm sẽ có hiện tượng nổi đầu và chết rải rác.

Cách kiểm tra khí độc NO2

Kiểm tra khí độc NO2

Kiểm tra khí độc thông qua quan sát màu mẫu thử SERA

  • Sử dụng bộ kiểm tra SERA ( Giá thành 150.000đ/75 lần kiểm tra).
  • Cách này giúp kiểm tra nhanh chóng hàm lượng khí độc trong ao nuôi và cho kết quả tương đối chính xác.

Cách xử lý khí NO2 trong ao nuôi tôm

  • Theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn.
  • Xy phông loại bỏ bùn đáy.
  • Sục khí, ventory, quạt nước để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
  • Nếu nồng độ NO2 đang cao nên cách 2 – 3 ngày xử lý CaCl2 nhằm tăng khả năng chống chịu cho tôm trong ao với liều lượng thao khảo theo bảng tính:


  • Diệt khuẩn bằng nano bạc FIN+. Diệt khuẩn bằng nano bạc không trực tiếp làm giảm lượng khí độc NO2 trong ao, tuy nhiên nano bạc khi lắng xuống đáy ao sẽ diệt khuẩn (các tác nhân chuyển hóa NO2).
  • Sử dụng men vi sinh để phân hủy mùn bã hữu cơ.
  • Theo dõi độ mặn -> Độ mặn giúp làm giảm lượng độc tính của NO2.
LC50 của khí độc NO2 trong thủy sản

Sự phụ thuộc ngưỡng gây độc LC50 vào độ mặn trong ao nuôi tôm

Nhìn vào bảng thấy được ngưỡng gây độc LC5096h tăng theo độ mặn. Cụ thể hơn nếu ở độ mặn 10 (g/L-1) thì nồng độ gây chết tôm của NO2 là 50 (mg/L-1), tuy nhiên khi độ mặn tăng lên 20 (g/L-1) thì nồng độ để gây chết tôm LC5096h của NO2 ở mức 110 (mg/L-1).

Tham khảo bài viết: “Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng

NANO NNA VIỆT NAM

 

 

 

 

 

0 Bình luận

Bài viết liên quan

Để lại bình luận