Top 11 kiến thức hữu ích cho cá Koi bị nấm mang

Đăng bởi Nano NNA
6029 Lượt xem

Nấm mang, là một bệnh cực phổ biến gây tổn hại lớn đến người nuôi cá Koi và đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Bài viết này Nano NNA sẽ chỉ ra những nguyên nhân, sai lầm khi bị nấm mang và một số cách phòng tránh để người nuôi có một tâm thế phòng bệnh sao cho hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh nấm mang ở cá Koi

  • Tác nhân gây bệnh là Virus Herpes thuộc họ Herpesviridae.
  • Điều kiện môi trường biến động (pH, nhiệt độ, mật độ khuẩn,….) làm giảm sức đề kháng của cá. Môi trường thay đổi là điều kiện thuận lợi cho các bào tử virus nấm mang phát triển.
  • Cá Koi khi mua từ các ao khác đã mang mầm bệnh Virus Herpes từ bên ngoài vào ao nuôi

Những sai lầm khi bị nấm mang ở cá Koi

  • Thuốc đặc trị nấm mang: hiện tại vẫn chưa có thuốc nào đặc trị nấm mang. Cá mắc bệnh gần như 100% sẽ chết.
  • Cloramin T: Cloramin T là một chất diệt khuẩn, không phải là thuốc đặc trị. Sử dụng Cloramin T chỉ có tác dụng diệt khuẩn trong một thời gian ngắn. Sau một thời gian “bào tử” virus gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển trở lại gây bệnh. Vì Cloramin T khá độc với môi trường ao cá nên đôi khi sử dụng quá liều có thể gây chết, sử dụng thiếu thì không mang lại hiệu quả.
  • Cá bị nhiễm bệnh để luôn cá trong hồ sử dụng thuốc trực tiếp. Cá khi bị nhiễm bệnh nên tách bầy vì khả lăng lây nhiễm của virus cực kỳ cao, nếu không xử lý khả năng cá trong hồ sẽ chết toàn bộ sau 24 – 48h.

Những dấu hiệu nhận biết khi cá Koi bị nấm mang?

  • Cá bị bệnh nấm mang có các tơ mang sưng to, tiết dịch nhầy dính chúng lại với nhau, quan sát trên mang thấy những sợi trắng.
  • Hoạt động của hô hấp của mang trở nên khó khăn, cá thường nổi đầu, bơi chậm chạp, hay tập trung ở dòng nước chảy và bỏ ăn.
  • Mắt thưỡng lõm vào trong, thối đuôi, thối mang.
  • Thân cá tuột nhớt, đỏ mình, có những nốt phồng rộp

Cần làm gì khi hồ cá nhiễm Virus nấm mang?

  • Việc cấp thiết nhất là vớt cá bệnh ra khỏi ao càng sớm càng tốt tránh nhiễm chéo những con khác.
  • Tránh cho ăn trong thời gian này.
  • Kiểm tra nhiệt độ ao nuôi, nếu nhiệt độ dưới 27oC hãy tăng nhiệt độ lên từ 28 – 30oC ở nhiệt độ này khả năng hoạt động Virus sẽ kém đi. Có thể sử dụng vôi nóng để tăng nhiệt độ nước hoặc sử dụng máy nén đưa khí nóng xuống đáy ao.

Cách bón vôi Ca(OH)2: sử dụng liều 2kg/100m2 ao nuôi để tăng nhiệt độ và pH ao lên 8.5-9. Tuy nhiên cần lưu ý tránh để pH nước vượt quá 9.

  • Vệ sinh lọc: khả năng bào tử virus bám trong các lõi lọc tạo nên ổ bệnh.
  • Diệt khuẩn ao nuôi bằng Nano Bạc FIN+. Sử dụng nano bạc diệt khuẩn an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với Cloramin T. Nano bạc sẽ không có tác dụng ngay lập tức mà cần thời gian từ 4-6h để có hiệu quả, tuy nhiên do hiệu quả tiết chậm của hạt nano, nó có khả năng duy trì tác dụng diệt khuẩn lên tới 48h – giúp diệt triệt để những “bào tử” trong ao nuôi.

Tham khảo: Nano bạc là gì?

Cách phòng bệnh nấm mang ở cá Koi

Đối với Virus nấm mang cần có những biện pháp phòng bệnh tránh những tổn thất không đáng có.

Xử lý ao nuôi:

  • Xử lý ao bằng vôi sau đó phơi hồ từ 5 – 7 ngày.
  • Sau đó, diệt tạp bằng các chất diệt khuẩn như Cloramin T, TCCA, BKC, Iotdine,…….
  • 2 ngày trước khi xây dựng hệ vi sinh nên diệt khuẩn bằng nano bạc FIN+.

Xử lý cá mua từ các nguồn

  • Để hạn chế khả năng lây nhiễm từ những nguồn bên ngoài, cá Koi khi mua về nên được xử lý diệt khuẩn.
  • Pha nano bạc FIN+ một lượng thích hợp theo bảng tính. Sau đó cho cá Koi tắm trong ao hoặc bể xử lý 30 phút trước khi thả xuống ao nuôi.
  • Vì nano bạc là chất diệt khuẩn có tính an toàn, nhỡ có sử dụng quá liều 30 – 50 lần vẫn không ảnh hưởng đến cá nuôi.


Sử dụng các chế phẩm vi sinh

Vi sinh có lợi cho nuoi cá koi

Vi sinh vật có lợi cho ao nuôi cá Koi

  • Vi sinh là những khuẩn lợi có khả năng cạnh tranh nguồn thức ăn, môi trường sống của vi khuẩn hại gây bệnh. Từ đó ức chế mật độ của khuẩn hại, virus trong môi trường. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào vi sinh cũng cạnh tranh thắng khuẩn hại.
  • Để có thể sử dụng vi sinh một các hiệu quả, mỗi 15 ngày nên diệt khuẩn bằng nano bạc FIN+ ( diệt cả khuẩn lợi, khuẩn hại). Sau đó cấp vi sinh có lợi trở lại, lúc này mật độ của vi sinh có lợi sẽ cao hơn rất nhiều lần so với khuẩn hại. Giúp phát huy tác dụng của vi sinh.
  • Ngoài ra nên bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho cá Koi.

Lưu ý: sau khi sử dụng nano bạc 48h có thể cấp vi sinh trở lại bình thường.

Xử lý diệt khuẩn định kỳ

diet khuan dinh ki ao nuoi ca koi

Diệt khuẩn định kỳ ao nuôi

  • Đối với những ao nuôi không sử dụng vi sinh, cần diệt khuẩn định kỳ bằng nano bạc FIN+ 7-10 ngày/lần.
  • Kết hợp cho ăn nano bạc để tăng hiệu quả phòng bệnh, cho ăn theo liều 3ml/kg thức ăn/ 3 ngày/ lần.
  • Ngoài ra sử dụng nano bạc còn giúp giảm tầng suất thay nước.

Sử dụng đèn UV diệt khuẩn

đèn uv diệt khuẩn hồ nuôi cá koi

Đèn UV có tác dụng diệt trừ tảo và vi khuẩn có hại và cả có lợi ở ao nuôi cá Koi. Đèn UV giúp nâng cao hiệu quả diệt khuẩn lên. Nhưng đối với ao nuôi được bổ sung vi sinh vật có lợi phải cẩn trọng trong việc sử dụng đèn UV.

Trên thực tế UV có 3 loại:

tia UV

  • Tia tử ngoại UVA (380 – 315 nm): không bị lớp ozon hấp thụ, có thể nhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá.
  • Tia tử ngoại UVB (315 – 280 nm): bị lớp ozon hấp thụ phần lớn.
  • Tia tử ngoại UVC (280 – 100 nm): bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.

UVC là tác nhân diệt khuẩn mạnh nhất tuy nhiên bị hấp thụ bởi tầng ozon, đó là lý do cần sử dụng đèn UV để tăng cường tia UVC diệt khuẩn trong nước. Để lựa chọn công suất đèn phụ thuộc vào lưu lượng nước và công suất lọc từng ao nuôi cụ thể, tham khảo thông số sau:

  • Đèn UV gia đình bóng đèn 6w – công suất lọc 0,5 GPM, lưu lượng nước qua đèn là 100 lít/h
  • Đèn UV gia đình bóng đèn 10w – công suất lọc 1 GPM, lưu lượng nước qua đèn là 225 – 228 lit/h
  • Đèn UV 15w – Công suất lọc 3 GPM, lưu lượng nước qua đèn là 675 lit/h
  • Đèn UV 21w – Công suất lọc 6GPM, lưu lượng nước qua đèn là 1.350 lit/h
  • Đèn UV 40 w – công suất lọc 12GPM, lưu lượng nước qua đèn là 2.7 m3/h
  • Đèn UV 85w – công suất lọc 24 GPM, lưu lượng nước qua đèn là 5.4 m3/h.

Sử dụng đèn UV diệt vi khuẩn và virus mang lại hiệu quả cao do tia UV có khả năng diệt đến mức độ “bào tử” của virus, tránh tái phát trở lại. Tuy nhiên để sử dụng đèn UV đòi hỏi cần có chuyên môn để thiết kế lắp đặt và thận trọng khi sử dụng, tránh tiếp xúc với ánh sáng UV trực tiếp.

Nguồn thức ăn

nguồn thức ăn cá koi

Cho cá Koi ăn phù hợp

Tránh cho cá ăn dư thừa. Vì thức ăn dư thừa là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn gây bệnh.

Tránh bảo quản trong môi trường ẩm, dễ sinh nấm mốc.

Độ pH và độ kiềm (độ cứng cabonat) ao nuôi

Độ-pH-trong-nuôi-ốc-nhồi

Độ pH thích hợp cho cá Koi từ 7 – 8. Độ kiềm thích hợp từ 72ppm – 125ppm

Có thể sử dụng vôi bột Dolomite để tăng pH và độ kiềm.

Tham khảo bài viết: Cách đo và phương pháp tăng độ kiềm ao nuôi.

Hệ lọc

Xây dựng hệ lọc phân tầng hiệu quả để lọc sạch cặn bẩn trong hồ cá Koi.

ban-ve-di-ong-ho-ca-koi

Hệ lọc hồ cá koi (nguồn: internet)

NANO NNA VIỆT NAM

 

 

 

 

 

1 Bình luận

Bài viết liên quan

Để lại bình luận

1 Bình luận

Trung Chính 05/03/2021 - 08:03

Rất hữu ít

Trả lời