Hiện nay mô hình nuôi lươn trong can nhựa đã không còn xa lạ với bà con nuôi trồng thủy sản tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với chi phí đầu tư thấp mà lợi nhuận thu về khá ổn định, ít có sự hao hụt nên rất thu hút và hấp dẫn bà con đi theo mô hình này. Vậy sự hấp dẫn của mô hình nuôi lươn này là như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Những dụng cụ cần chuẩn bị và kỹ thuật khi nuôi lươn trong can nhựa
Tìm hiểu từ những người đi trước khi áp dụng mô hình nuôi lươn này thì chúng ta nên chọn những can nhựa loại 30 lít. Xung quanh can nên đục nhiều lỗ có đường kính khoảng từ 0,6-1cm, chia thành các hàng từ trên xuống dưới, khoảng 5-7 hàng.
Bà con có thể dùng các que gỗ hoặc que tre dài khoảng từ 4-5 cm đâm xuyên qua các lỗ ở bên dưới để khi lươn chui vào có thể quấn vào các thanh đó. Còn lại các lỗ phía trên giúp tạo sự lưu thông không khí giúp cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho lươn sống.
Theo tính toán với mỗi can nhựa bà con có thể nuôi khoảng 1kg lươn giống và trong can sẽ thả một cái túi vải đục nhiều lỗ nối liền với nắp can để thả thức ăn cung cấp cho lươn mỗi ngày.
Sau khi các can chứa con giống đã được hoàn tất thì bà con sẽ cố định các can này trên một thanh giá đỡ có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như khung tre, nhựa hoặc inox rồi thả xuống nước. Khi thả phải đảm bảo phần nổi trên mặt nước của can nhựa cách mặt nước khoảng 20-25 cm để oxy có thể lọt vào.
Mỗi can sẽ được đặt cách nhau khoảng 2cm, các khung treo can sẽ được đặt nơi có bóng râm, yên tĩnh và cách mặt nước khoảng 50cm.
Cách thuần dưỡng lươn giống để nuôi trong can nhựa
Theo đánh giá của những người có kinh nghiệm thì việc nuôi lươn áp dụng theo mô hình này, điều quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định là việc thuần dưỡng lươn theo ý muốn của người nuôi.
Những con lươn giống phải thật khỏe mạnh, không bị bệnh, đặc biệt phải được luyện quen với nguồn nước mà chúng sẽ được nuôi. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng lươn ở vùng khác được chuyển đến bị sốc và chết do môi trường lạ, không quen với lươn.
Ngoài ra công nghệ nano bạc đang được ứng dụng phòng bệnh ở giai đoạn con giống, bằng cách tắm nano bạc trước khi thả nuôi giúp diệt khuẩn phòng bệnh & tăng sức đề kháng của lươn.
Quá trình thuần dưỡng lươn nuôi
Dụng cụ cần thiết: cần có những bể riêng để thuần dưỡng và phân loại lươn cùng kích cỡ, tránh tình trạng lươn ăn thịt lẫn nhau, con to ăn con nhỏ. Đặc biệt các bể nuôi lươn phải được đặt ở nơi râm mát, yên tĩnh tránh làm lươn bị hoảng sợ khi có quá nhiều tiếng động.
Cần có các búi nilon để thả vào bể giúp lươn con bám vào để thở trong quá trình bà con thuần dưỡng lươn.
Kỹ thuật cần thiết: giống lươn được thuần dưỡng sẽ được tắm trong nano bạc trong khoảng thời gian 20 phút. Chọn những con khỏe mạnh và phân loại lươn có cùng kích thước.
Trong khoảng 2-3 ngày đầu tiên mới lấy về, để lươn con có thể thích nghi tốt với môi trường nuôi nhốt thì không nên cho ăn thức ăn. Mỗi bể nuôi bà con có thể tính theo mật độ phù hợp 3 kg/m2.
Sau khoảng 2 tuần theo dõi và kiểm tra bà con chọn những con lươn khỏe mạnh và kích cỡ đồng đều cho vào can nhựa đã chuẩn bị từ trước.
Vệ sinh bể thuần dưỡng
Đối với các bể thuần dưỡng, cần làm vệ sinh sạch sẽ, thay nước thường xuyên, 2 lần/ngày để đảm bảo sức khỏe cho lươn. Nguồn nước được sử dụng cung cấp cho lươn phải được diệt khuẩn cẩn thận, không nhiễm các hóa chất độc hại hay thuốc bảo vệ thực vật. Có thể sử dụng nano bạc để diệt khuẩn an toàn.
Lươn là loài rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường, thích nghi với nhiệt độ nước khoảng 24-28 độ C, nước không được vượt quá độ pH từ 6,5-8,0.
Mật độ khuẩn trong nước nuôi Lươn đồng:
Vi khuẩn là nguồn cơn gây bệnh chính ở Lươn: bệnh nấm, lở loét, nhiễm trùng, đỏ thân,…..
Diệt khuẩn bằng nano bạc mỗi ngày sau thay nước để tránh Lươn nhiễm bệnh trong quá trình nuôi. Chi phí diêt khuẩn mỗi ngày chỉ 250đ/m3 nước.
Cách cho lươn ăn của phương pháp nuôi lươn trong can nhựa
Thức ăn của lươn nuôi trong can nhựa cũng giống như các loại lươn khác như các loại ốc xay nhuyễn trộn với thức ăn viên nuôi cá có độ đạm từ 30-40%. Đồng thời bổ sung thêm một số các loại vitamin và chất khoáng để giúp lươn được tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra ăn thêm các loại cá tạp, tôm, giun đất, trùn quế…
Để tiết kiệm thời gian và công sức bà con có thể sử dụng một số loại máy nghiền nhỏ thức ăn với giá thành không quá đắt đỏ mà rất phù hợp với mô hình nuôi lươn trong can nhựa. Mỗi ngày chỉ cần cho lươn ăn vào lúc chiều tối, mở nắp can ra rồi cho thức ăn vào cái túi treo ở nắp can.
Để dễ dàng cung cấp thức ăn cho lươn và tránh tình trạng thức ăn bị trôi ra ngoài thì bà con có thể sử dụng những túi dài khoảng 20-40cm. Nếu thức ăn bị thừa cũng sẽ bị dòng nước rửa trôi ra khỏi can qua những lỗ đục.
Lưu ý là trước khi cho lươn ăn nên giặt sạch túi để những thức ăn cũ bị dính lại được loại bỏ hoàn toàn, tránh cho việc lươn ăn phải thức ăn cũ bị ôi thiu còn sót lại trong túi thức ăn.
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc nuôi lươn trong can nhựa vô cùng hiệu quả và mang lại lợi nhuận kinh tế cao, giúp bà con chăn nuôi cải thiện đời sống. Hy vọng với mô hình này các bà con có thể tham khảo và áp dụng những kỹ thuật rất đơn giản, dễ làm vừa ít tốn kém mà lợi nhuận không hề nhỏ.
NANO NNA VIỆT NAM