Lươn là thực phẩm giàu dinh dưỡng đã gắn bó với đời sống người dân Việt Nam từ rất lâu đời. Tuy nhiên, lươn trong tự nhiên không đủ cung cấp cho lượng cầu hiện nay. Vì vậy ngày nay người nuôi lươn hầu như luôn có đầu ra ổn định, một số bà con thường tận dụng không gian vườn nhà để kiếm thêm thu nhập, cùng Nano NNA tìm hiểu mô hình nuôi lươn đồng tại nhà đạt hiệu quả kinh tế cao nhé!
Nội dung bài viết
cách nuôi lươn đồng được nhiều nông dân áp dụng nhất hiện nay
1. Cách nuôi lươn đồng không bùn
Đây còn được hiểu là cách nuôi lươn đồng bằng các bể xi măng cốt thép kết hợp với đáy làm bằng các thanh nan tre.
Để nuôi lươn đồng bằng cách này đầu tiên chúng ta cần xây dựng các bể xi măng có diện tích từ 5m2 – 20m2, chiều cao thành bể khoảng 1 mét. Đáy bể được lợp các lớp thanh nan tre để giữ cho lươn không thoát ra khỏi bể.
Với cách nuôi này, người nuôi cần chọn nơi mát mẻ, có giàn chắn gió và có vị trí gần với nơi cấp và thoát nước để cung cấp nước hiệu quả trong quá trình nuôi lươn. Lưu ý, đáy bể cần phải thiết kế nơi thoát nước để dễ dàng thay nước và vệ sinh các chất bài tiết của lươn thải ra nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con lươn.
2. Cách nuôi lươn đồng có bùn
Còn được gọi là cách nuôi lươn đồng trong bể lớp bạt. Cách này cũng tương tự như cách nuôi không bùn, thay vì nuôi trong bể xi măng thì cách này được nuôi trong bể cao có diện tích và độ sâu lớn hơn cách còn lại. Bể nuôi lươn được lợp bạt nilon không thấm nước. Đặc biệt, do lươn là loài máu nóng thân nhiệt cao, nên người dân cần thả bèo trôi, rong trên mặt bể để giảm nhiệt cho lươn. Ngoài ra những ngày nắng nóng nên kết hợp phun sương phía trên.
Phương pháp nuôi lươn này về cơ bản được rất nhiều người thực hiện bởi chi phí thực hiện tương đối rẻ.
Tóm lại, 2 cách nuôi lươn đồng trên đều cần lưu ý nhất về vấn đề ánh sáng và nhiệt độ, vì vậy cần hạn chế nơi có nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời chiếu rọi trực tiếp đến nơi nuôi trồng lươn đồng.
Vậy kỹ thuật nuôi lươn đồng tại nhà như thế nào?
1. Lựa chọn lươn đồng giống là bước thực hiện đầu tiên
Giống lươn đồng trong tự nhiên đang ngày càng giảm sút bởi các thành phần phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế nên ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự sinh sản trứng lươn nên lượng lươn giống được sinh ra vô cùng ít.
Người dân hiện nay có thể tìm mua lươn giống tại những nơi cung cấp giống nuôi trồng thuỷ sản uy tín để đảm bảo việc nuôi lươn được phát triển khoẻ mạnh và đạt tiêu chuẩn bán ra ngoài thị trường.
Những lưu ý khi chọn lươn đồng giống:
- Nên chọn lươn có màu vàng đồng sẫm, mình trơn tuột có nhiều nhớt
- Trọng lượng lươn giống nên đạt từ 45-50 con/1kg
2. Kỹ thuật chọn thức ăn cho lươn và cho lươn ăn
Lươn hay ăn các loài ốc, cá nhỏ,… Nhưng chúng ta nên kết hợp cho lươn ăn theo tỷ lệ phù hợp giữa thức ăn trong tự nhiên và thức ăn công nghiệp.
Thông thường nên cho lươn ăn 2 lần/ 1 ngày là phù hợp. Đặc biệt không nên cho lươn ăn thức ăn bị hư bị ôi để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi lươn.
Bổ sung muối và các vitamin khi cho lươn ăn là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của lươn.
Định kỳ trộn nano bạc cho lươn ăn theo liều 3cc/kg thức ăn/3 ngày/ lần, giúp lươn phát triển mạnh, ít bệnh.
Tham khảo bài viết: “Thức ăn của lươn đồng là gì?”
3. Vệ sinh môi trường nuôi lươn đồng
Với cách nuôi lươn đồng, nên thay nước nuôi lươn thường xuyên và đảm bảo lượng nước vừa đủ. Thông thường, đối với lươn giống vừa thả lươn còn nhỏ thì nên thay nước nhiều lần khoảng 6-7 lần một ngày. Khi lươn đã đủ tuổi trưởng thành thì rút xuống còn khoảng 2 lần thay nước một ngày hoặc 1 lần/ ngày. Sau khi thay nước nên xử lý diệt khuẩn bằng nano bạc với liều lượng 0.5ml/m3 nước.
Phải thực hiện điều độ việc thay nước nuôi lươn thường xuyên để môi trường nuôi lươn không bị ô nhiễm, tránh tình trạng nước bẩn sẽ góp phần tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh cho lươn phát triển khiến lươn bị bệnh lở loét, dịch hại gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi trồng.
Như đã được đề cập vấn đề nhiệt độ và ánh sáng trong cách nuôi lươn đồng, vì vậy nhiệt độ phù hợp nuôi lươn là dưới 30 độ C. Trong quá trình vệ sinh bồn nuôi lươn, cần chú trọng việc lưu lượng nước thấp hơn bể chứa để tránh tình trạng sốc nhiệt ở lươn.
Ngoài ra trong quá trình vệ sinh bồn, theo định kỳ cứ 10 ngày thực hiện 1 lần việc hoà tan vôi trong nước để làm sạch bể mới tiến hành bơm nước mới vào bể nuôi.
4. Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho quá trình nuôi lươn
Lươn rất dễ nhiễm các bệnh như: lở loét, nấm, bệnh liên quan đến tuyến trùng,… Nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh, đơn giản là phòng bệnh là nên vệ sinh chăm sóc đúng cách. Đối với chữa bệnh thì tuỳ thuộc vào mỗi loại bệnh sẽ có cách chữa trị cụ thể như sau:
- Để chữa bị nấm lở loét: trộn nano bạc liều 6cc/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.
- Để chữa bệnh tuyến trùng: sử dụng một số thuốc như Vemedim, Bayer, Annova… trộn vào thức ăn và cho lươn ăn trong thời gian từ 4 – 5 ngày.
- Nếu lươn bị nóng thì nên giảm nhiệt độ trong bồn nuôi lươn bằng cách giảm mật độ nuôi lươn trong bồn.
Lươn nuôi 6-9 tháng sẽ đạt kích cỡ thương phẩm 200-250 gam/con tùy vào mật độ nuôi, tiến hành thu hoạch rút hết nước bắt lươn rửa sạch cho vào khênh tre có lót cao su dày bên trong mỗi khênh chứa khoảng 15-20kg lươn thương phẩm cho nước vào cách miệng khênh 2 tấc, dùng lưới lỗ bịt kín miệng khênh và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
NANO NNA VIỆT NAM