Nuôi lươn không bùn là kỹ thuật nuôi lươn mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Bài viết của Nano NNA hôm nay sẽ chia sẻ đến cho bà con mô hình này một cách chi tiết. Hãy cùng theo dõi toàn bộ bài viết để có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi lươn.
Nội dung bài viết
Mật độ nuôi lươn
Mật độ nuôi lươn con không bùn là khoảng 200- 300 con /m2, có thể nuôi trong các bể nhỏ, xô nhựa. Bên trong nơi nuôi lươn con tạm thời nên treo các túm dây nilon để chúng có thể bám vào trú ẩn và thở. Sau 20-30 ngày tuổi, hãy chuyển lươn ra bể đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Khi lươn đã lớn (khoảng 45 ngày tuổi) nuôi lươn không nên nuôi ở mật độ quá dày, bà con chỉ nên nuôi với mật độ từ 40-60 con/m2. Khi lươn lớn hơn, bà con có thể nuôi với mật độ tốt nhất là từ 20-30 con/m2.
Khi nuôi lươn không bùn, cứ 30 ngày bà con cần chọn lọc, phân loại để tách các con nhỏ ra khỏi bể. Chỉ để lại những con có kích thước đồng đều để đạt hiệu quả kinh tế hơn. Việc phân tách này giúp cho hiện tượng các con lươn ăn thịt lẫn nhau.
Để đảm bảo hiệu quả khi nuôi lươn không bùn, bà con cần thường xuyên theo dõi để kịp thời xử kịp thời. Loại bỏ những con bị chết, phát hiện sớm những con bị bệnh để tránh lây lan dịch cho cả đàn.
Nuôi lươn không bùn
Để nuôi lươn không bùn một cách hiệu quả và chất lượng, người nông dân cần phải chọn lựa giống kỹ càng và chăm sóc chúng một cách kỹ lưỡng.
1. Chọn lươn giống
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại lươn giống để bà con có thể lựa chọn là lươn tự nhiên và lươn được nuôi bán đại trà. bà con nên chọn con giống có trọng lượng khỏe mạnh, đồng đều, có màu sắc tươi sáng, có khả năng bơi nhanh nhẹn và da không bị xây xước.
Khi đã chọn được lươn giống, thời điểm thích hợp để thả lươn vào bể nuôi là:
- Thả giống vào tháng 4-5, con giống nên có trọng lượng là 40 con/kg.
- Trước khi thả, nên cho lươn tắm bằng dung dịch nano bạc trong 20p để khử trùng, loại bỏ vi sinh vật gây hại. Việc làm này còn giúp sát trùng vết thương do xây xước trong quá trình vận chuyển.
- Thời điểm thích hợp để thả lươn là lúc trời mát, cẩn thận thả lươn nhẹ nhàng vào bể.
2. Cách nuôi lươn không bùn
Lươn có nhu cầu được cung cấp một lượng protein cao, ít nhất là 30% trong toàn bộ khẩu phần ăn của chúng. Khẩu phần ăn của lương cần có các loại thực phẩm như: nghêu, ốc, hến, cá tạp…bổ sung thêm cám từ ngô, gạo để cung cấp đủ dưỡng chất cho lươn nuôi.
Thức ăn cho lươn cần được hấp chín và thêm vào các loại vitamin với một lượng phù hợp để tăng sức đề kháng, phòng các bệnh liên quan đến đường ruột cho lươn. Mách bà con một cách nuôi lươn không bùn hiệu quả chính là trộn tỏi vào thành phần thức ăn của lươn.
Đặc tính của loài lươn là ăn vào ban đêm, nên bà con cần phân chia thời gian cho ăn phù hợp để mang lại hiệu quả khi nuôi. Chia theo tỉ lệ 8:2, 80% vào ban đêm và 20 % cho ăn vào ban ngày. Thay nước cho lươn 1 lần vào mỗi buổi sáng, sau khi thay nước xử lý bằng dung dịch nano bạc 0.5ml/m3 nước/ ngày.
Đối với lươn nhỏ mới bắt đầu nuôi, bà con nên cho ăn vào buổi tối hoặc thời gian nào đó trong ngày khi trời không còn sáng. Sau đó mới từ từ tập cho lươn ăn buổi sáng hơn, lươn ăn mạnh 2 lần mỗi ngày với lượng bằng 5-7% cơ trọng lượng cơ thể sẽ nhanh chóng lớn.
Yếu tố môi trường nước nuôi lươn không bùn: có 3 yếu tố bà con cần cực kì quan tâm là (pH: 7–8), nhiệt độ nước từ 25–280C và độ mặn là 0‰.
3. Quản lý bể nuôi
Để lươn không bị bệnh, lớn nhanh và cho năng suất cao hơn. Bà con cần quản lý và chăm sóc bể nuôi. Bà con cần thực hiện theo những điều sau đây:
- Cho lươn ăn thức ăn dạng công nghiệp thì cần được hấp chín vì trong thành phần của thức ăn công nghiệp chứa một số thành phần không tốt cho hệ tiêu hóa của lươn.
- Dụng cụ cho lươn ăn là sàng tre, nhẵn hoặc sàn lưới cước được đặt cách mặt nước khoảng 10cm.
- Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để cân đối lượng thức ăn cho lần kế tiếp.
- Bà con cần đảm bảo định kỳ mỗi tháng kiểm tra một lần để phân chia kích thước của lươn. Tách riêng lươn loại lớn và lươn bé hơn để tránh tình trạng chúng ăn thịt lẫn nhau.
- Thay nước sau 1-2 ngày trong 2 tháng đầu tiên của mỗi chu kỳ nuôi lươn.
- Kể từ tháng 2 trở đi, thay nước theo mức độ ô nhiễm của nguồn nước trong bể nuôi. Khi thay nước bà con nên kết hợp với việc vệ sinh bể.
- Sử dụng chế phẩm sinh học nano bạc 0.5ml/m3 nước để phòng và trị bệnh cho lươn, giúp lươn có hệ thống tiêu hóa tốt, giúp lươn lớn nhanh chóng hơn.
4. Cách thu hoạch lươn
Thời gian nuôi lươn tiêu chuẩn là từ 3- 4 tháng, sau thời gian này con lươn sẽ đạt kích cỡ tốt nhất có giá trị thương phẩm, có thể thu hoạch. Bà con có thể thu tỉa (thu những con to hơn) hoặc thu toàn bộ, tùy theo nhu cầu của thị trường, những con nhỏ hơn có thể tiếp tục dưỡng. Trước khi thu hoạch, bà con nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày.
Trong quá trình nuôi lươn không bùn, bên cạnh áp dụng các phương pháp nuôi hiệu quả thì người nuôi cũng cần phải có phương pháp trị bệnh sớm cho lươn, Nano NNA sẽ chia sẻ với bà con những bệnh thường gặp ở Lươn và cách phòng tránh trong bài tiếp theo. Với những chia sẻ về kinh nghiệm nuôi lươn trên sẽ giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.
NANO NNA VIỆT NAM