Lươn đồng là một loài động vật thủy sinh thường sinh sống tại các đồng ruộng, ao hồ nơi có nhiều bùn đất, khi bước vào chăn nuôi lươn thương phẩm chúng ta nên tìm hiểu thức ăn của lươn để đảm bảo lươn phát triển khỏe mạnh và tăng trọng tốt.
Nội dung bài viết
Lươn đồng thường ăn gì khi sống trong đồng ruộng?
Trong tự nhiên thức ăn của lươn đồng chủ yếu sẽ là các loài động vật khác, các sinh vật nhỏ hơn có trong môi trường sống.
Tuy nhiên trường hợp môi trường sống không còn nguồn thức ăn là động vật lươn có thể chuyển qua ăn thực vật như tảo, rêu, …
Nhờ lượng thức ăn của lươn khá phong phú của môi trường ao hồ như lăng quăng, các loại côn trùng, sinh vật thủy sinh,.. mà lươn ở tự nhiên phát triển khá mạnh.
Khi còn nhỏ lươn chỉ có thể ăn những loài có kích thước nhỏ hơn mình, tuy nhiên khi trưởng thành, với kích thước có thể lên đến 80cm, lươn sẽ chuyển qua ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng hơn như cá, tôm, tép, nòng nọc và các loại côn trùng khác.
Chính nhờ vào kích thước khá to và bề ngoài nhớp nháp dễ lẩn tránh, khi trưởng thành lươn càng dễ dàng hơn trong việc đảm bảo nguồn thức ăn cho mình.
Nhờ vào kinh nghiệm quan sát chúng ta cũng có thể rút ra phương pháp, tìm mồi nhử phù hợp nếu có nhu cầu câu lươn, bằng những thức ăn yêu thích của lươn như ếch, nhái, tôm, cua, giun, …
Nuôi lươn đồng có dễ không?
Những năm gần đây người dân khu vực miền Tây của Việt Nam rộ lên nghề nuôi lươn khiến nhiều người thắc mắc việc nuôi lươn đồng có dễ không?
Thực chất lươn đồng là một loài sống trong tự nhiên, khi biết được giá trị dinh dưỡng cao cũng như số lượng lươn đồng còn nhỏ, người ta bắt đầu phát triển nghề nuôi lươn như một công việc cải thiện kinh tế cho gia đình.
Việc nuôi lươn đồng thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao vì giá trị mang lại của lươn đồng thực sự khá lớn.
Khi càng ngày càng có nhiều người phát triển nghề nuôi lươn, những người khác có chung một thắc mắc nuôi lươn đồng có dễ không
Vậy nuôi lươn đồng có dễ không?
Nghề nuôi lươn không cần phải đầu tư quá nhiều, khi bắt đầu bà con có thể đầu tư những bể xi măng tùy vào số lượng muốn đầu tư.
Nếu chưa có điều kiện xây bể xi măng bà con có thể bắt đầu nuôi lươn từ bể bằng đất, chỉ cần rào xung quanh bằng bạt nilon hoặc nuôi trong những can nhựa.
Nguồn thức ăn của lươn khá đa dạng, bà con có thể tự làm ra thức ăn cho lươn như nuôi trùn quế, nuôi giun, hoặc nếu có điều kiện hơn có thể mua ốc giống về nuôi nhằm cung cấp thức ăn đa dạng cho lươn dễ phát triển.
Theo kinh nghiệm của 1 số hộ chăn nuôi lươn, nuôi 1Kg lươn giống sau 3 tháng có thể thu lại được khoảng 8 -9 Kg lươn thương phẩm, trừ tất cả chi phí tiền lãi sẽ rơi vào khoảng hơn 250 ngàn đồng/ Kg tùy thời điểm.
Theo kinh nghiệm nuôi lươn của bà con huyện Long Thành, Đồng Nai cho biết, nghề nuôi lươn khá nhàn và dễ, chỉ cần nắm được một số yêu cầu nhỏ là bà con đã có thể bắt đầu chăn nuôi lươn thương phẩm.
Lưu ý khi bắt đầu nuôi lươn
Có một số lưu ý nhỏ cho người nông dân khi bắt đầu muốn đầu tư vào nuôi lươn, cụ thể là
- Tìm địa chỉ mua lươn giống uy tín
- Chọn lươn giống kỹ càng, tránh bị bệnh ngay từ khi mua lươn giống vì sẽ khó chăm sóc hơn rất nhiều
- Đầu tư diện tích chuồng trại phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình
- Nên bắt đầu nuôi với số lượng vừa phải, sau đó tăng dần lên vì lúc đầu chưa có nhiều kinh nghiệm
- Có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên để làm thức ăn cho lươn tiết kiệm chi phí
- Nên tham khảo những người có kinh nghiệm nuôi lươn trước khi chăn nuôi về cách phòng và trị bệnh cho lươn
Ngoài ra bà con có thể tham khảo 1 số mô hình, cách nuôi Nano NNA chia sẻ tại đây!
Thức ăn của lươn đồng trong chăn nuôi
Thức ăn của lươn đồng trong chăn nuôi làm thương phẩm cũng không có gì quá khác so với lươn đồng trong tự nhiên.
Tuy nhiên khi nuôi lươn với mục đích kinh tế, bà con cần phân bổ nguồn thức ăn cũng như loại thức ăn cho hợp lý vì mỗi giai đoạn lươn sẽ có thể ăn những loại thức ăn khác nhau không cố định.
1. Giai đoạn lươn dưới 30 con 1 Kg
Ở giai đoạn này lươn thường tăng trưởng chậm vì còn nhỏ, chính vì vậy nên bổ sung chất đạm vào thành phần thức ăn của lươn.
Thời gian cho ăn thích hợp sẽ là 5-7 giờ sáng và 17- 19 giờ tối, giai đoạn này nếu thấy lươn xuất hiện triệu chứng phù đầu nghĩa là lươn đã mắc tình trạng ngộ độc gan do thừa đạm, bà con cần hạn chế sử dụng các loại thuốc tăng trọng để giảm thiểu tình trạng này ở lươn.
2. Giai đoạn lươn dưới 200g 1 con
Giai đoạn này lươn phát triển nhanh nhờ hệ tiêu hóa đã hoàn thiện, lúc này các bà con nên dùng các loại cám có độ đạm thấp vì lươn đã có thể tự hấp thụ.
Khi cho ăn trong giai đoạn này cần nhồi kỹ để tránh tình trạng thức ăn tan trong nước gây ô nhiễm nguồn nước sinh sống của lươn, khiến lươn dễ bị bệnh.
3. Giai đoạn lươn trên 200g 1 con
Giai đoạn này lươn phát triển về kích thước khá nhiều so với ban đầu, đã có thể ăn các loại thức ăn kích thước lớn như cá, tôm, giun,..
Các bà con cần lưu ý tách chuồng cho lươn, giảm mật độ lươn trong chuồng tránh tình trạng lươn thiếu oxy để hô hấp.
Vệ sinh bể nuôi thường xuyên, loại bỏ những thức ăn thừa và tạp chất, vì môi trường này rất dễ sinh ra vi khuẩn gây bệnh cho lươn. Ngoài ra nên thay nước thường xuyên và xử lý diệt khuẩn ao nuôi mỗi lần thay nước bằng nano bạc.
Bài viết trên đã chia sẻ phần nào kinh nghiệm chọn thức ăn của lươn đồng qua từng giai đoạn. Hi vọng những chia sẻ của Nano NNA hữu ích với bà con.
NANO NNA VIỆT NAM