Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đối với người nuôi ốc là Bệnh. Ốc Bươu Đen hay Ốc Nhồi bị bệnh là khi có sự xuất hiện của mầm bệnh, các yếu tố môi trường nước không thuận lợi….gây rối loạn các chức năng cơ thể, ngừng trệ,……Trong bài viết này Nano NNA sẽ nếu ra những bệnh thường gặp trong nuôi Ốc Bươu Đen và cách xử lý, giúp bà con giảm thiểu hao hụt tối đa trong hoạt động nuôi.
Nội dung bài viết
Bệnh ký sinh trùng ở Ốc Bươu Đen
Ký sinh trùng có thể hiểu nôm na là 1 sinh vật nhân thực bám vào vật chủ (Ốc) và sống dựa trên chất dinh dưỡng của vật chủ này để phát triển và sinh sôi. Vật chủ (Ốc) khi bị dính ký sinh sẽ chậm lớn.
1. Các loại ký sinh
- Nội ký sinh: chỉ các ký sinh trùng ký sinh trong các cơ quan nội tạng, cơ. Loại này thường là (Sán lá, giun tròn…)
- Ngoại ký sinh: chỉ các ký sinh trùng ký sinh trên bề mặt cơ thể, ở Ốc loại này thường ký sinh trên vỏ (vòng xoắn hoặc trên đỉnh vỏ, nắp mài, chân,….)
2. Nguồn lây nhiễm
- Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập vào Ốc. Chúng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.
- Giun tròn ký sinh phát triển ở nhiệt độ 25 – 32oC. Vòng đời của chúng từ trứng -> trưởng thành mất khoảng 7 ngày nếu gặp điều kiện thuận lợi.
3. Bệnh do ký sinh trùng giun tròn
- Ốc có biểu hiện bất thường như: chậm lớn, hoạt động chậm chạp
- Ốc bị giun tròn ký sinh thường bị mỏng vỏ hoặc mòn vỏ.
- Ốc chết rải rác khi bị giun tròn ký sinh.
- Dấu hiệu bên trong: khi soi dưới kính hiển vi điện tử sẽ thấy ấu trùng, giun trưởng thành.
Cách phòng bệnh:
- Áp dụng các biện pháp xử lý nước tổng hợp. Xem bài viết “10 yếu tố trong Kỹ thuật nuôi Ốc Bươu Đen”
- Quá trình cải tạo đáy ao (đối với ao đất) cần sử dụng vôi khử trùng kỹ.
- Khử trùng định kỳ trong quá trình nuôi.
Cách sử dụng vôi bột khử trùng đáy ao:
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh do ký sinh trùng gây ra ở Ốc. Do đó bà con khi phát hiện bệnh này, tùy tình trạng. có thể loại bỏ đi những con Ốc bệnh hoặc thu Ốc.
4. Bệnh do ấu trùng sán lá ký sinh ở Ốc Bươu Đen
- Ốc có dấu hiệu bất thường như: chậm lớn, yếu
- Không có dấu hiệu trên vỏ.
- Thịt ốc: Ốc bị nhiễm bệnh sán lá thường bị mềm thịt, gan chuyển màu tối.
Cách phòng bệnh: tương tự nhiễm ký sinh trùng giun tròn.
Bệnh đỉa ở Ốc
- Tác nhân gây bệnh là “đỉa ốc”.
- Ốc bị bệnh thường hoạt động chậm, yếu,…
- Quan sát trong nội tạng Ốc có đĩa ký sinh
trong gan, mang.
Cách phòng bệnh: tương tự nhiễm ký sinh trùng giun tròn
Cách trị bệnh:
- Dùng vôi bột tạt xuống ao như liều định kỳ bảng phía trên
- Diệt khuẩn bằng nano bạc 1ml /m3 nước ao nuôi ( chi phí ~500đ/m3)
Ngoài ra ở diện tích nhỏ bà con có thể sử dụng formol với liều 250ml/m3 nước để tắm Ốc trị bệnh trong 20 -30p, kết hợp sục khí tránh bị ngộp. Tuy nhiên không khuyến khích phương pháp này vì formol khá độc.
Bệnh do vi khuẩn, nấm, tảo ở Ốc Bươu Đen
Vi khuẩn,nấm hoặc tảo (tảo lam, tảo đỏ) có khả năng tiết ra độc tố gây tổn hại đến các chức năng của Ốc. Nguồn bệnh đa phần đến từ nguồn nước không được xử lý kỹ ngoài ra nguồn bệnh còn đến từ các động vật mang mầm bệnh như chim, chuột,….hoặc các dụng cụ thu bắt ốc bị nhiễm khuẩn, xác động vật chết, thức ăn dư thừa,….
Các dấu hiệu bệnh:
- Nước có màu xanh lam (mật độ tảo lam cao)
- Ốc bò chậm chạp, leo lên bờ hoặc lên thành bạt ( Ốc khỏe mạnh thường bơi dưới đáy ao, chân linh hoạt)
- Ốc nghiêng mình, bỏ ăn hoặc ăn ít.
- Ốc chết rải rác hoặc hàng loạt.
- Ốc bị ăn mòn vỏ.
Cách phòng trị bệnh:
Đối với bệnh do vi khuẩn ngoài xử lý nước ban đầu như trong nhiều bài Nano NNA đã chia sẻ, bà con cần diệt khuẩn định kỳ 7-10 ngày/ lần bằng nano bạc với liều phòng bệnh 0.5ml/m3 ao nuôi.
Đối với ao có mật độ tảo cao, cần thực hiện cắt tảo bằng nano bạc 1ml/m3 nước ao nuôi.
Lưu ý với bà con khi cắt tảo, cần đánh nano bạc vào 5 – 6 sáng, vì khi cắt tảo sẽ làm giảm mật độ Oxy hòa tan. Nhiệt độ càng cao, mật độ Oxy hòa tan càng thấp, nếu cắt tảo vào lúc trời nóng hoặc trưa, Ốc sẽ bị thiếu Oxy, thời điểm trưa nóng mật độ Oxy thường rất thấp.
Bệnh sưng vòi ở Ốc
Bệnh sưng vòi hầu như là bệnh phổ biến nhất đối với người nuôi Ốc Bươu Đen. Bệnh này nguyên nhân chính là do môi trường nước xấu, mật độ vi khuẩn cao xâm nhập gây viêm.
Ốc bị sưng vòi thường bơi chậm chạp nổi trên mặt nước, vòi bị sưng và thâm, bơi nghiêng hoặc ngửa trên mặt nước.
Cách phòng bệnh:
- Xử lý môi trường nước, kiểm tra tất cả chỉ tiêu trước khi thả nuôi. Nano NNA đã chia sẻ bài viết “10 yếu tố trong kỹ thuật nuôi Ốc Bươu Đen” bà con có thể xem lại các tiêu chí ở bài viết đó.
- Mật độ nuôi và không gian sống cũng là một trong những nguyên nhân. Do đó bà còn cần nuôi Ốc với mật độ phù hợp, các giá thể(lục bình,….) chỉ nên chiếm từ 25-30% diện tích mặt nước. Bà con chưa biết nuôi mật độ phù hợp, tham khảo bài viết “Kỹ thuật ương Ốc Bươu Đen(Ốc Nhồi).
- Diệt khuẩn ao nuôi định kỳ 7 – 10 ngày/ lần bằng nano bạc với chi phí thấp (~250đ/m3 nước). Nano bạc chỉ nên được sử dụng với mục đích phòng các bệnh do vi khuẩn, do đó nếu Ốc bà con đang bị nhiễm ký sinh trùng như giun tròn,…thì nano bạc không có tác dụng.
- Hiện tại không có thuốc đặc trị đối với bệnh sưng vòi, bà con không nên sử dụng kháng sinh vì sẽ gây lãng phí và để lại dư lượng độc hại.
Khi Ốc bị bệnh sưng vòi:
- Tách những con bị bệnh ra
- Tuyệt đối không để Ốc chết trong ao, Ốc chết chảy nhớt sẽ lây sang toàn bộ ao nuôi.
- Thay 50% nước sau đó diệt khuẩn như hướng dẫn phía trên.
- Theo dõi các chỉ tiêu nước nuôi, vì Ốc sưng vòi chứng tỏ nước nuôi đang gặp vấn đề.
Một số sai lầm của người nuôi Ốc
1. Kháng sinh
Khi Ốc bị bệnh, người nuôi Ốc thường nghĩ đến phải sử dụng thuốc để trị bệnh, giống như người bệnh thì phải uống thuốc…còn Ốc thì “uống” kháng sinh. Tuy nhiên đối với vật nuôi thì lại không phải vậy!!!
Kháng sinh là gì?
Kháng sinh hay còn được gọi là Trụ sinh là những chất được chiết xuất từ chính các vi sinh vật, nấm…để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
Kháng sinh là tên gọi chung tuy nhiên trên thực tế có đến 9 nhóm kháng sinh, trong mỗi nhóm được chia làm nhiều loại khác nhau.
Mỗi loại chỉ tác dụng trên một nhóm vi khuẩn nhất định, do vậy người nuôi giống như mò kim đáy bể vì hầu như không biết Ốc bị nhiễm vi khuẩn nào để dùng kháng sinh đúng loại mà đôi khi bệnh lại không do vi khuẩn thì kháng sinh như “bột đổ sông”. Người bán thuốc thì quảng cáo kháng sinh trị bá bệnh…Cái nào rẻ lợi nhuận cao thì bán.
2. Nano bạc
Gần đây thì nano bạc cũng được ứng dụng trong nuôi Ốc khá nhiều, tuy nhiên bà con cũng cần hiểu rõ về nano bạc để tránh mất tiền.
Về cơ bản thì mục đích của nano bạc và kháng sinh là như nhau. Cùng là mục đích kiềm hãm vi khuẩn phát triển, diệt khuẩn, tuy nhiên thì cơ chế diệt khuẩn của nano bạc khác so với kháng sinh và tác dụng diệt khuẩn hơn 650 chủng. Bà con muốn tìm hiểu sâu hơn có thể xem bài “Nano bạc là gì?”
Nếu nano bạc được sử dụng đúng mục đích là diệt khuẩn phòng bệnh thì sẽ phát huy hiệu quả cao. Tuy nhiên hiện nay nano bạc đang được quảng cáo trị sán, ký sinh trùng, mòn đít,…thậm chí cứ Ốc chết là bệnh, Ốc chết là xài.
Do đó bà con nuôi Ốc cần hiểu rõ để tránh sử dụng thuốc sai mục đích, dẫn đến tăng chi phí nuôi.
3. Ốc chết là do bệnh
Trên thực tế thì nuôi Ốc chưa từng có ai đạt đến tỉ lệ sống 100%, người nuôi đạt được tỷ lệ sống trên 85% so với ban đầu đã là một thành công lớn. Do vậy, đôi khi Ốc chết không phải bệnh cũng không phải do môi trường mà chết do khả năng sinh tồn của chúng.
Khi Ốc chết bà con cần kiểm tra kỹ xem nguyên nhân là do đâu để có hướng xử lý thích hợp.
Hi vọng là những kiến thức Nano NNA chia sẻ sẽ giúp ích được cho bà con nuôi Ốc.
NANO NNA VIỆT NAM
Nguồn tham khảo:
Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
Pila Ampullacea and Pomacea Canaliculata, as new paratenic hosts of Gnathostoma spinigerum
Symbionts and diseases associated with invasive apple snails